HỆ THỐNG TÀU ĐIỆN HÀ NỘI XƯA
–Việt Trần
Hệ thống tàu điện được xây dựng ở Hà Nội có thể nói sớm nhất trong các thành phố thuộc địa và sớm hơn nhiều thành phố của châu Âu. Một trong những lý do để điều đó trở thành hiện thực chính là do toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Ông này trước khi sang Đông Dương, nguyên là bộ trưởng tài chính Pháp, rất giỏi về tài chính, quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn điện lực và công nghiệp có nỗi ám ảnh với các thể loại đường ray và toa tàu (Paul Doumer là con của một công nhân đường sắt).
Hệ thống tầu điện Hà Nội có lẽ là một trong những dự án BOT (Xây dựng -vận hành -chuyển giao) công tư đầu tiên của Hà Nội giữa 3 bên.
1/ Công ty tư nhân do các ông Courret, Krug và anh em nhà Durand thành lập (sau này là công ty xe điện)
2/ Chính quyền Bảo hộ thuộc địa Đông dương
3/ Chính quyền thành phố Hà Nội
Đọc biên bản các cuộc họp giữa các bên trong suốt 15 năm từ lúc đề xuất đầu tiên ngày 19 tháng 10 năm 1885 đến nghị định số 417 ký bởi toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ngày 4 tháng 5 năm 1899 mới thấy hơn thế kỷ trước mà họ làm việc nghiêm túc, cẩn thận, suy xét từng vấn đề. Bàn bạc lên kế hoạch kỹ lưỡng và khi triển khai thì rất nhanh chỉ 1 năm sau là đã chạy thử nghiệm. (Có gì đó hơi khác khác ngày nay, bàn bạc rất nhanh nhưng tiến độ thi công thì lâu và lúc vận hành đầy lỗi)
Thị trưởng Hà Nội mặc dù dưới sức ép của chính quyền Đông Dương vẫn yêu cầu nhà thầu đáp ứng rất nhiều vấn đề. Có một ông dân biểu tên Hoàng Trọng Đạt không biết có họ hàng gì với Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải và Tổng đốc Hoàng Trọng Phu không nhưng thường xuyên bỏ phiếu chống và phản đối. Tuy nhiên phía nhà thầu tư nhân vẫn phải nhượng bộ và đáp ứng.
Ví dụ như phố Hàng Ngang, Hàng Đào lòng đường quá chật không đảm bảo an toàn. Chính vì vậy tuyến này bị bác suốt, và chỉ được thêm vào ở giai đoạn 2. Tuyến đầu tiên là từ Bờ Hồ đi Cầu Giấy qua Hàng Gai, Hàng Bông, Cửa Nam, …..
Không được xây Depot (Nhà máy hay Trung tâm toa xe) ở Quảng trường Cocotier (nay là Quảng trường Đông Kinh Nghiã Thục, là bãi đỗ xe ô tô gần vị trí Đài phun nước Bờ Hồ) vì chỗ này không phù hợp, là trung tâm, giao thông đông đúc, không đủ diện tích đất chỉ được xây dựng bến đỗ lên xuống đón trả khách. Depot xây ở làng ngoại vi Thuỵ Khê (khu depot này giờ thành khu chung cư cao cấp)
Trả tiền cho chính quyền Hà Nội để giải phóng mặt bằng, thi công mở rộng đường, làm vỉa hè cho người đi bộ an toàn. Qua bộ ảnh phố Hàng Bông được lưu trữ sẽ thấy sự thay đổi qua các thời kỳ, đầu tiên không có vỉa hè, sau có vỉa hè, cột điện và đường xe điện và bây giờ lại biến mất Các bạn 9x trở đi sẽ không bao giờ có trải nghiệm đu boong, bổ tàu điện hay có cảm nhận "leng keng tiếng tầu điện".
Phân chia lợi nhuận, chính quyền thành phố Hà Nội sẽ được tối thiểu 15% lợi nhuận nếu mức doanh thu mỗi km ở chỉ đạt 30.000 franc, và gia tăng luỹ tiến 20% ở mức 35000 franc, 25% ở mức cao hơn.
Sau 68 năm vận hành thì phải chuyển giao toàn bộ hệ thống cho thành phố Hà Nội với giá 0 đồng.
Vân vân và mây mây, nói chung có nhiều thứ đọc rất thú vị.
Bên dưới là một ảnh rất hiếm về toa xe điện thời kỳ đầu của Hà Nội và cũng đã khai thác quảng cáo của các Khách sạn như Metropole, hãng rượu, v...v.
(Nguồn: Fb Việt Trần)
Tầu điện thì chỉ có trong ký ức hình ảnh sách bao xưa chư lớp trẻ sau này sao biết đc
Trả lờiXóaHN sang thăm chúc anh ngày cuối tuần vui khỏe nhé anh!
http://i1141.photobucket.com/albums/n585/enbien1/Mobile%20Uploads/img%201_zpsuanooupz.gif
Vâng,chỉ dựa vào tư liệu để hình dung ra hệ thống tàu điện xưa ở Hà Nội đã hình thành như thế nào.Nó cũng giúp ta nhìn nhận nhiều khía cạnh khác về lịch sử.
XóaChúc HN an vui.