MỘT NHÀ NƯỚC CÀNG CHÂN CHÍNH CÀNG MẠNH
MỘT NHÀ NƯỚC CÀNG GIAN TÀ THÌ CÀNG
YẾU
Bài
viết của Paul Nguyễn Hoàng Đức
Một con người như vậy dù có làm mẫu
hậu một quốc gia đông cả tỷ dân cũng không thể biết đến giá trị của hai chữ Tự
do, vì thế nhà văn Bá Dương người Trung Quốc mới viết: một con lừa cũng có thể
làm vua cai trị cả tỉ người Trung Hoa. Câu nói đó hàm nghĩa, khi không có tự do
cả tỷ người Trung Quốc chỉ là bầy cừu đòi ăn uống mà thôi, và để thống trị bầy
cừu đó thì cũng chỉ cần một con lừa làm vua là đủ.
Triết gia Aristote cho rằng: “Con
người là một động vật chính tri”. Chính trị là đòi hỏi hàng đầu của mỗi người
trong xã hội, bởi vì, đó chính là quyền sống, môi trường sống thiết yếu của mọi
người. Theo nghĩa Hán tự, “Chính trị” tức là sử dụng những phương pháp chân
chính – chính đáng để cai trị dân. Ngược với chính trị, là “tà trị” tức đem những
mưu lược gian dối xảo trá ra để trị dân. Khi đem điều chân chính ra để điều
hành xã hội, thì hiển nhiên mọi người được sống trong bình an, công bằng, tốt đẹp.
Trái lại khi đem những mách lới mưu mô gian dối xảo trá kết hợp với bạo quyền
ép buộc phi lý bất công ra để trị dân, thì mọi người phải sống trong đè nén, bất
an, bất công, tranh giành, xâu xé, ăn miếng trả miếng lẫn nhau, xã hội đầy rẫy
những cái bẫy được giăng ra để đánh lưới nhau, hoặc đầy rẫy những bạo lực đánh
đập, cầm tù, sát hại lẫn nhau. Trong cuộc sống, khi đã sinh ra, chẳng ai lại
không mong muốn một cuộc đời bình an, công bằng, hạnh phúc, và điều mong muốn
đó chỉ có thể được đáp ứng trong một nền chính trị chân chính, chứ không thể có
được trong một nền chính trị bạo lực hoặc “cưỡng từ đoạt lý” hay lấy sức mạnh của
bạo lực để “cả vú lấp miệng em”.
Một Nhà nước càng chân chính thì
càng mạnh, và Nhà nước đó càng tạo nhiều điều kiện để cho các công dân của nó
được tự do. Một Nhà nước càng gian tà, càng dựa vào bạo lực thì Nhà nước đó
càng yếu, và càng không dám để cho các công dân có được quyền tự do – dù là rất
tối thiểu. Trong một xã hội văn minh, người ta sẽ chú trọng đến tự do, tri thức,
sự tiến bộ của mọi người nhiều hơn – vì đó là xã hội chân chính. Trái lại,
trong một xã hội đen tối, khi những giá trị về tự do, tri thức, tiến bộ ở mức
quá thấp, người ta càng đua nhau có được vị thế làm quan. Ở nơi càng lạc hậu,
càng ít nhà bác học, các tác giả lớn, và nghệ sĩ lớn, ở đó càng nhiều quan lại,
quan lớn, quan nhỏ, có cả rất nhiều cán bộ lãnh đạo hư danh thiếu cả cơ cấu và
chức năng làm việc.
Paul Nguyễn Hoàng
Đức
Chính trị,phương thức chân chính,chính đáng trong quản trị và điều hành để đất nước phát triển,nhân dân được sống trong một môi trướng an ninh để thụ hưởng hạnh phúc.Nhưng ở VN đụng đến"chính trị" là mọi người tránh né,nhà nước cũng không muốn dân quan tâm đến.Kêu gọi mọi người tham gia sinh hoạt chính trị đồng nghĩa với vỗ tay thôi.Phản biện cũng đồng nghĩa tìm ra cái đúng trong mọi chủ trương,đường lối,chính sách…để tung hô.Khổng Tử bảo đến tuổi 60 mọi người (như bản thân ông)mới biết nghe những điều trái tai(nghịch nhĩ).Lễ nào,không ai sống thọ trên 60 mươi để lắng nghe?!
Trả lờiXóa