Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

NGỌC BỘ KHINH DINH-Thơ Đỗ Chiêu Đức


NGỌC BỘ KHINH DINH
Thơ Đỗ Chiêu Đức

Nhân nhận được một..." Bức tranh thật đẹp " của Thầy PKT gởi kèm theo lời thơ bài Thanh Bình Điệu của Lý Bạch là :

ĐƯỜNG VỀ-Hương Thềm Mây và Thi Hữu


ĐƯỜNG VỀ

Lo hoài chẳng được mãi đa mang
Với nước cùng nhà chẳng được nhàn
Kiếm áo mong danh tâm bất ổn
Tìm cơm ước lợi dạ nào an
Lương ương bến tục trầm luân lụy
Loạng choạng trần gian khổ ải tàn
Biển nọ dâu kia làn khói thoảng
Đường về mây trắng quyện hồn trăng
                     Hương Thềm Mây 
           GM Nguyễn Đình Diệm 26.9.2018

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

BUỔI NẮNG TÀ-Cao Mỵ Nhân và Thi Hữu


BUỔI NẮNG TÀ

Nhạn trắng bay về cuối nẻo xa
Hình như em đã bỏ rơi ta
Vàng thu cánh lá bay đầy phố
Trắng khói làn mây lượn trước nhà
Một chút sầu vương mi mắt khép
Nhiều lần khổ luỵ lệ buồn sa
Không yêu thì chớ vui hò hẹn
Mà khổ tâm thêm lúc nắng tà ...

CAO MỴ NHÂN

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

ANH HÙNG-Trịnh Cơ và Thi Hữu


ANH HÙNG  ...

Mấy dặm đường xa vết ngựa bon
Thênh thang sông núi chẳng hao mòn
Xả thân gìn giữ miền quan yếu
Giúp sức yên bình chốn cỏn con
Nhất quyết không tha phường trét phấn
Một lòng chẳng khứng bọn tô son
Trời cao hằng giúp người trung đạo
Phù Đổng quay về ẩn Sóc Sơn.

TRỊNH CƠ Paris

NHỚ RỪNG-Thơ Thế Lữ


NHỚ RỪNG
(Lời con hổ ở vườn Bách thú)

THẾ LỮ
Tặng nhà văn NHẤT LINH,năm 1936.

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

CẢM THU-Ngô Văn Giai và Thi Hữu


CẢM THU

Lữ khách dừng chân bước lãng du,
Bên dòng sông lạnh khói sương mù.
Nhìn mây lờ lững chiều êm xuống,
Ngã bóng mênh mông sóng nhẹ ru.
Cảnh vật đìu hiu đêm quạnh quẽ,
Không gian mờ nhạt gió vân vu.
Trăng khuya vàng vọt ngoài hiên vắng,
Chép vội vần thơ cảm tác thu.

Ngô Văn Giai
    Virginia, Sept 25/2018

CHUYỆN TRANG TỬ-Chu Mộng Long


Chuyện Trang Tử

Chu Mộng Long. Phóng tác từ giai thoại Trang Tử.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

VĂN-NHÂN_Lý Đức Quỳnh và Thi Hữu


VĂN-NHÂN
(Tung Hoành Trục Khoán)

Văn vô sơn thủy phi kỳ khí,
Nhân bất phong sương vị lão tài”
Trích thơ Cổ Nhân

Văn vẻ lao tâm khổ miệt mài
Vô bờ,tuế nguyệt ruổi trần ai
Sơn cùng,đối mặt niềm sâu thẳm
Thủy tận,ghìm chân nỗi vắn dài
Phi điểu thiên lung hồn đỉnh ngự
Kỳ hoa địa hiểm phẩm mùa khai
Khí thiêng bão tố trùng khơi tụ
Nhân bất phong sương vị lão tài

Lý Đức Quỳnh

CHIỀU LIÊU TRAI-Ngô Đình Chương và Thi Hữu

"Một thoáng càn khôn vừa khép mở
Đòi phen non nước nửa che bày"

Chiều Liêu Trai

Rượu đào dăm chén ngắm môi ngây
Tay mướt trao mời má ửng hây
Một thoáng càn khôn vừa khép mở
Đòi phen non nước nửa che bày
Mắt cười khách tục chiều xuân mộng
Tóc rũ đồi tiên nắng hạ say
Gậy chống đường về ngơ ngẩn mãi
Hương đình không biết thực mơ đây

   28-6-2016
Ngô Đình Chương

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

VÔ ĐỀ 8-Thơ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân


Vô Đề 8

Đọc Xuôi:

Dâu bể nỗi sầu ai nhớ ai !?           
Sắt se dường lạnh tháng năm dài.  
Đau thương thế sự chừng tê tái,   
Dở lỡ đời duyên dẫu miệt mài.
Dầu dãi nét xưa hoa mộng rũ,  
Dấu yêu đường cũ sắc mầu phai.  
Châu chìm đắm mãi chi lầm lỗi ? 
Dâu bể nỗi sầu ai nhớ ai !   

THU BUỒN-Song Quang và Thi Hữu


THU BUỒN

Thu đến làm chi gợi nỗi buồn
Khi nhìn xác lá cứ dần buông
Dòng đời nghiệt ngã vì giông bão
Lẽ sống lao đao bởi gió cuồng
Người mãi say sưa bờ bến rộng
Ta đành ôm ấp mối tình suông
Lòng sầu nặng trĩu phương trời khách
Khắc khoải tâm tư dạ nhớ nguồn

Songquang
(mùa Thu 2018)

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

XƯỚNG HỌA THƠ YẾT HẬU-Như Thị và Thi Hữu


LO
“yết hậu”

Hoa hậu nếu mà có cuộc thi?
Xin Làng Xóm chọn cử người đi
Từ nay út ả lo mần đị*
Nguy ..
Như Thị

*mần đị : sửa soạn trang điểm.

Bộ Tranh của Stephan Schmitz Về Cuộc Sống Hiện Đại

(Tác giả Stephan Schmitz)
Bộ Tranh của Stephan Schmitz Về Cuộc Sống Hiện Đại

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó.

Một họa sĩ minh họa người Thuỵ Sĩ tên Stephan Schmitz đã dành nhiều thời gian để quan sát và thể hiện lại cuộc sống thật sự của chúng ta đằng sau những khoảnh khắc lung linh trên MXH bằng chính nét vẽ của mình.

TA VỀ TẮM NƯỚC ĐỒNG NAI-Văn Công Hùng


TA VỀ TẮM NƯỚC ĐỒNG NAI
Nhà văn Văn Công Hùng

Tôi không nghĩ có ngày mình lại được ở Đồng Nai với thời gian được coi là dài đến thế. Lịch sử có những vùng đất rất lạ, đầy hấp dẫn, đầy mời gọi, đầy dấu ấn... nhưng lại ít có điều kiện ở lại với nó lâu dài. Bởi nó không đủ xa để người ta phải ở lại, và cũng không đủ gần để có thể nhoáng cái có mặt kéo ghế ngồi nhậu với nhau rồi lại về. Đồng Nai là như thế. Biên Hòa cách Sài Gòn chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, có việc gì là hú nhau về Sài Gòn chứ ít khi ngược lại.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

MẤY VẦN THƠ THẨN ĐẦU THU-Thơ Đỗ Chiêu Đức


Mấy Vần Thơ Thẩn Đầu Thu
Thơ Đỗ Chiêu Đức

Cảm Thu
Trời trong gió nhẹ sớm mai,
Một mình thức giấc rèm ngoài nhìn ra.
Ô , nàng thu đã thướt tha,
Một trời thu đẹp la đà quanh đây !
Đỗ Chiêu Đức

TRUNG THU-HỘI YẾN/Mai Xuân Thanh và Thi Hữu


Trung Thu-Hội Yến

Trung Thu nay rực sáng trăng rằm
Nguyệt điện Hằng Nga lại xuống thăm
Ai thắp đèn lồng, tinh tú rạng
Trẻ cầm cá chép cánh sao năm
Chật đường đồng ấu con vui khỏe
Nghẽn lối đường xe phố nhỏ thân
Đón Tết tuổi thơ lân địa múa
Chào mừng Hội Yến Đạo cao thâm...

Mai Xuân Thanh

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

BÌNH MINH CẢM-Cao Bồi Già và Thi Hữu


BÌNH MINH CẢM

Mưa bão dầm dề nhẹ hạt rơi
Bình minh vắng cả tiếng chim rồi
Hướng Dương ngửa mặt, tìm ngơ ngác
Gà trống gằn lời, gáy lẻ loi
Chốn phố ngẫm mình thân áo ấm
Nơi xa thương kẻ cảnh màn trời
Nhìn mây u ám lâng lâng cảm
Luẩn quẩn sầu lòng mãi chẳng nguôi…

CAO BỒI GIÀ
17-09-2018

VÔ ĐỀ 7-Thơ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân


Vô Đề 7

Đọc Xuôi:

Thương nhớ ai mà ai nhớ thương ?      
Lững lờ mây khói nhuộm tà dương.  
Sương mờ lạnh héo tơ cười liễu,       
Nắng hắt hiu buồn gió thoảng hương. 
Vương vấn nỗi đau đời lỡ mộng,        
Tái tê lòng nhạt bóng hờn gương.     
Tường bên bướm ngại hoa hờ hững… 
Thương nhớ ai mà ai nhớ thương !  

CON CHÓ,Văn Học và Dân Tộc-Đặng Tiến


CON CHÓ,Văn Học và Dân Tộc


Năm nảo, năm nao, năm nào cũng vậy, mỗi lần Tết, viết báo Xuân, thì một ý tưởng lại về. Năm ngoái đã viết câu này, năm nay viết lại: quê tôi có câu hát ru thậm hay:

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

THƯ CỦA GS.HOÀNG XUÂN HÃN


Thư gửi Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp

Hoàng Xuân Hãn

Sau đây là bức thư cuối cùng của GS.Hoàng Xuân Hãn, viết gửi chính quyền Việt Nam, qua Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Bức thư do chính GS.Hoàng Xuân Hãn mang tay đến Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris, nhờ chuyển. Trên đường về nhà, Hoàng Xuân Hãn đã trượt chân ngã. Vào nhà thương ít hôm sau mất. Những dòng in đậm đã bị cắt trong các sách báo in lại trong nước.

MÙA XUÂN THĂM NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI

(Nhà văn Nguyễn Khải)
MÙA XUÂN THĂM NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI

Trần Mạnh Hảo

Có lẽ không hẳn vì mùa xuân, vì gió xuân phong tình thổi nỗi bướm ong của sông Sài Gòn lên con hẻm thoáng đãng khu gia binh đã được dân sự hóa này, mà sao tôi cứ đem lòng phục sát đất hai anh lính gác xanh biếc, đứng như trời trồng hai mươi bốn trên hai mươi bốn, nghiêm trang gác cửa ngôi nhà cấp bốn của nhà văn Nguyễn Khải. Vâng, tôi đâm ra táy máy hai anh lính ngự lâm cau này quá, cứ thần ra vì nể hai anh. Hai anh cau được trồng trong một chỗ chính ra để còi đi, lùn xuống, trồng trong chỗ kẹt, chỗ ép, chỗ tù túng sát sàn sạt bức tường, như được dính vào gạch, phải toát mồ hôi mọc cật lực trên nền xi măng; ấy vậy mà hai anh xanh tốt quá, mập mạp quá, lại cứ nghiêng nghiêng tám mươi độ theo kiểu tháp nghiêng nước Ý mà cao lớn, mà mướt mườn mượt như gái đang thì.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

THƠ VUI THĂM HỎI-Lộc Phúc và Thi Hữu


THƠ VUI THĂM HỎI

Chiều về vui hưởng thú chơi trăng
Hỏi Lão Lai rằng vốn vẫn căng ?
Sách nói : chơi đâu là lãi đấy
Đã là du khách phải " mần răng "
Bờ Đông thi sĩ vừa qua bão
Nhà cửa xe tầu có thiệt chăng ?
Ngọc thể an khang là tốt nhất
Tin xa mong sẽ vẫn an bằng !

Lộc Phúc

HÃY NHÌN LỊCH SỬ VIỆT NAM KHÔNG THIÊN KIẾN


    HÃY NHÌN LỊCH SỬ VIỆT NAM KHÔNG THIÊN KIẾN

Bài viết của Nguyễn- Chương

Té ra lịch sử nước nhà (1945-1954) bị hiểu xộc xệch, bởi bị nhấn chìm trong mê hồn trận của các quan điểm, rối còn hơn canh hẹ.
Thành thử, trước hết và trên hết, cần phải nhìn dòng chảy sự kiện lịch sử đúng như nó đã từng xảy ra! Mọi nhận xét về bản chất của từng thể chế, thiên ái hoặc công kích, chưa phải là điều tôi đặt ra trong bài viết này.
A/ Với sự thoái vị của vua Bảo Đại (25/8/1945), nhà nước quân chủ Đại Nam chấm dứt, giao quyền cho chánh phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa (Democratic Republic of Vietnam).

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

THƯ GỬI QUÝ BÀ,QUÝ ÔNG ĂN & KHÔNG ĂN THỊT CHÓ


     THƯ GỬI NHỮNG QUÝ BÀ, QUÝ ÔNG
ĂN VÀ KHÔNG ĂN THỊT CHÓ

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Cách đây 10 năm, tôi đã tổ chức một "tiểu chuyên đề" trên Vietnamnet về chuyện ăn thịt chó. Trong chuyên đề đó, tôi có đưa bức thư của một chú chó con. Nay Hà Nội đang có chiến dịch không kinh doanh thịt chó. Vì thế tôi post lại bức thư này

BỨC THƯ CỦA MỘT CON CÚN

VÕ PHIẾN,Một Vài Chung Quanh-Đặng Phú Phong

(Ông Bà Võ Phiến)
Võ Phiến, một vài chung quanh

Bài viết của: Đặng Phú Phong

Ông Võ Phiến gọi Nguyễn Mộng Giác là một người “thàng”(hậu). Ông Nguyễn Mộng Giác cũng gọi Võ Phiến là “thàng”. Và, hai ông định nghĩa thàng như sau:

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

VÔ ĐỀ 6-Thơ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân


Vô Đề 6

Đọc Xuôi :

Xao xuyến trăng thề ai tiễn đưa,     
Luyến lưu lòng gợi ý tình xưa.      
Đào tươi nét ngọc thân mềm liễu, 
Gấm dịu mầu hoa áo mỏng tơ.      
Nào mãi nhớ mong đàn gởi nhạc ?
Đó còn say luyến mộng vào thơ ? 
Hao gầy dáng đợi… dài năm tháng…    
Xao xuyến trăng thề ai tiễn đưa ! 

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

THẨM THẤU - Lý Đức Quỳnh và Thi Hữu

(Quỳnh và bà xã,ĐàLạt,sáng 13.9.2018)
Thẩm Thấu

Đà Lạt xa gần,lãng đãng tôi
Thông reo nhờ gió vút cao đồi
Thênh thang giữa đất,trời,hoa,cỏ...
Bất tử nhiên hương,hữu xạ cười.

Đà Lạt,14/9/2018
Lý Đức Quỳnh

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

THU VỀ-Thanh Trương và Thi Hữu


THU VỀ

Man mác trời mây tận ngút ngàn
Heo may làn gió báo thu sang
Tuổi hoa thuở nọ đà phai nhạt
Chiếc lá chiều nay lại úa vàng
Cánh bướm nhơn nhơ trong nắng cuối
Thân già lặng lẽ giữa chiều hoang
Nhớ sao những buổi thân yêu ấy
Dĩ vãng theo ta, chẳng lụi tàn...!

Thanh Trương

ĂN CỖ-Cao Bồi Già và Thi Hữu


ĂN CỖ

Được mời ăn cỗ nhà hàng sang
Đóng bộ com lê, bảnh chú chàng
Vơi chén nhanh tay người đã dọn
Cạn ly mỏi cổ rượu không mang
Ráng ngồi lịch sự  cho tuân  phép
Cố dự trang nghiêm  chẳng dám phàm
Không lẽ về nhà moi lục bếp
Đành xơi tô phở , quán bên đàng !

CAO BỒI GIÀ

CÁC NGUYÊN TẮC CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ

BS.Lê Bá Vận
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ

BS Lê Bá Vận (Cựu Khoa trưởng Khoa Y ĐH Huế ( Hiệu trưởng) - "giảng viên" trường ĐHY Khoa Huế sau 1975)

Đơn giản hóa, là trở thành nghèo hơn. Một ngôn ngữ giàu và đẹp chính nhờ nó phức tạp.
(To simplify, is to become poorer. A language is rich and beautiful precisely because it is complex)

MẤY LỜI GAN RUỘT-Nhà Văn Dạ Ngân


MẤY LỜI GAN RUỘT
Nhà văn:Dạ Ngân

Thời điểm 1978, năm mà Công nghệ giáo dục (CNGD) có mảnh đất thực nghiệm ở Giảng Võ, đất nước mình như thế nào? Thê thảm. Cả nước ăn bo bo, nỗi nhục mà dân miền Nam không quên là miền Tây Nam bộ mà cũng phải ăn bo bo. Cả nước bị dựng ngược với “thay trời đổi đất sắp xếp lại giang sơn”, với “trăm phần trăm phải hợp tác hóa tập đoàn hóa”, với “phát huy quyền làm chủ tập thể” ra rả trên loa phường loa xã và hệ thống truyền thông độc quyền. Rồi cuộc chiến ở hai đầu đất nước, phía Bắc và Tây Nam, cuộc chiến 10 năm trời, ngài TBT ngùn ngụt khát vọng thay trời đổi đất đã bộc lộ một sai lầm chết người (trong chuỗi sai lầm của ông và ê kíp) là ghi Trung Quốc - kẻ thù vĩnh viễn vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ơi trời, có là thù truyền kiếp đi nữa thì cũng không được ghi vào như vậy, bởi đây là Hiến pháp của nước VN, kế thừa Hiến pháp 1946 kia mà.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

XA VẮNG-Thơ Trịnh Cơ và Thi Hữu


XA VẮNG ….

Giot buồn rải suốt canh thâu
Nửa đêm thức giấc mối sầu miên man
Nhớ ai ở chốn mây ngàn
Phong sương gió cát giữa đàng quạnh hiu

Người ơi …còn nhớ một chiều
Tiễn đưa ….nước mắt hoen nhiều bờ mi
Tạ từ…. cất bước ra đi
Bỏ ta ở lại sầu bi một đời

BỨC THƯ TỔNG THỐNG ABRAHAM LINCOLN...


BỨC THƯ TỔNG THỐNG ABRAHAM  LINCOLN
Gửi Giáo Viên Của Con Trai

Thằng bé sẽ phải học được điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng hay chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp thì ở đâu đó sẽ có một vị anh hùng.

VIỆT NAM-"Đất Nước Của Những Kẻ Lười Biếng"


VIỆT NAM “Đất Nước Của Những Kẻ Lười Biếng”

Tạp Chí Hoa Kỳ 

Lời dẫn: Mỗi cá nhân cũng như mỗi dân tộc đều có những ưu khuyết điểm.Thẳng thắn nhận ra những điểm yếu.Không chỉ là dũng khí,nó là tất yếu trong quá trình hình thành chỉnh thể.
“Thuốc đắng dã tật”.Cùng đọc cùng suy ngẫm,cùng kiểm nghiệm.

Đây là một bài viết tôi sưu tầm được, nhưng tôi phải nói trước với bạn là ngôn từ của nó không hề ngọt tai, nếu bạn chưa sẵn sàng nhìn nhận thực tại bản thân hay thế hệ, có lẽ bạn sẽ thấy một chút khó chịu khi đọc.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

GỌI EM TRONG ĐÊM SAY-Sông Thu và Thi Hữu


GỌI EM TRONG ĐÊM SAY

Đêm nay lồng lộng ánh trăng ngà
Em hãy về đây say với ta
Đây chén mặn nồng ngày gặp gỡ
Nọ ly đắng chát phút chia xa
Giọt chồng giọt vợ tràn lưu luyến
Giọt nghĩa giọt tình đượm thiết tha
Lấm tấm sương rơi trên mái tóc
Bờ mi ướt đẫm, lệ hoen nhòa.

Sông Thu
(Tháng 9/2018 )

THUYỀN TÌNH...-Tuyết Phan và Thi Hữu


THUYỀN TÌNH ...

Hoàng hôn lặng bóng ngả qua đây
Dạo bước ven sông nắng phủ đầy
Nước cuốn mưa rơi về chốn ấy
Mây trôi gió thổi đến nơi này
Ta còn luyến nhớ tình xưa thắm
Người cứ yêu hoài mộng cũ lay
Mỏi gối chồn chân quay trở lại
Thuyền tình bến đợi xót xa thay...

Tuyết Phan

ĐỪNG CÓ...-Nguyễn Vĩnh Bảo và Thi Hữu


ĐỪNG CÓ…

Bốn mốt tuổi xuân chẳng lấy chồng
Xem ra khối đứa phải nằm không
Chiều về dạo mát khoe lưng trắng
Tối đến ngồi chơi hở bẹn hồng
Sáng vén màn thưa ong bướm chật
Đêm tung chăn mỏng trẻ già đông
Nhiều anh hám lạ mua vui tới
Đừng dại sờ vào nhục đấy ông

Nguyễn Vĩnh Bảo

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

KẺ SĨ CHU VĂN AN - Gs.Lê Hữu Mục


KẺ SĨ CHU VĂN AN (1292-1370)
Gs Lê Hữu Mục

VÔ ĐỀ 5 - Thơ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân


Vô Đề 5

Đọc Xuôi :
Sang bến đợi thuyền hoa ngát hương, 
Thiết tha đời thắm nở yêu thương.      
Vàng thanh nét bút hồn say luyến,     
Mát dịu câu tình ý vấn vương.          
Đàn dạo tiếng mơ lòng thỏ nguyệt,    
Mộng vào thơ quyện bóng đài chương.
Ngàn mây gió thoảng trời tươi sắc…  
Sang bến đợi thuyền hoa ngát hương !

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC


TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, VNCH nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của VNCH, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp VNCH (1967).

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

VĂN TẾ QUAN THAM - Khang Nguyên


VĂN TẾ QUAN THAM

Tác giả: Khang Nguyên

Hỡi ôi:
Mỡ để miệng mèo
Xương ngay mõm chó
Trước mặt dân thì ra vẻ thanh liêm, đạo đức
Sau lưng người lại mặc sức ngỗ ngược, tham lam
"Ăn không từ một cái gì"
Vét chẳng bỏ qua đôi chút
Ở nhà, ăn sung mặc sướng nên có lắm kẻ hầu, kẻ hạ
Đến chợ, tiêu hoang xài phí mới được nhiều con vãi, con rơi

THU MẾN THƯƠNG-Thơ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân


THU MẾN THƯƠNG

Đọc Xuôi :
Thương mến Thu chiều nhớ thiết tha,
Luyến lưu diều sáo tiếng êm hòa.
Vương tình ý đẹp lòng chan chứa ,
Trổi nhạc đàn vui điệu hát ca. 
Hương đượm tóc thơm mùi quyện gió,
Bút đề thơ thắm mộng chờ hoa. 
Dương tà nắng dịu mây lờ lững…
Sương đọng cỏ hồ liễu thướt tha !

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

THÀNH PHỐ BỐN MÙA TRONG NGÀY-Phương Hà và Thi Hữu


THÀNH PHỐ BỐN MÙA TRONG NGÀY

Đủ bốn mùa trong mỗi một ngày
SAPA - thành phố giữa ngàn mây
Sáng trời mát dịu như xuân đến
Trưa tiết ấm nồng tựa hạ thay
Thu lãng đãng sương : chiều xuống nhẹ
Đông mù mịt giá : tối dâng đầy
Thiên nhiên diễm ảo luôn thay sắc
Có ở nơi đâu giống chốn này ?
Phương Hà

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

HOÀI HƯƠNG-Thủy Lâm Synh và Thi Hữu


HOÀI HƯƠNG

Từ thuở thuyền băng vượt sóng ngàn
Vì đời con giốc chửa lăn xong
Xuân phai kỷ niệm thời hoa bướm
Hạ nhạt dư âm tiếng trống tràng
Thu gợi môi khô mùa lá rụng
Đông về mắt ướt lúc mưa sang
Tha hương cố quốc tim hoài vọng
Chợt nỗi buồn lên lệ chứa chan.

Thủy Lâm Synh
    HB, CA Sept. 02, 2018

ĐƯA TIỄN-Minh Thúy và Thi Hữu


ĐƯA TIỄN

Vĩnh biệt đường trần chuyện dỡ dang
Âm dương cách trở khuất mây ngàn
Hồn Thu đã dậy buồn hương khói
Bóng Hạ chưa rời khóc dải tang
Kẻ vén màn sương tìm huyệt lạnh
Người ôm giấc tối đợi trăng tàn
Phu thê nghĩa trọn cùng năm tháng
Phút cuối tình đầy lệ chứa chan
Minh Thuý
 2Tháng 9 _ 2018

ĐÁM BỌ SÂU-Thy Lệ Trang và Thi Hữu


ĐÁM BỌ SÂU

Kém vạn điều hay chẳng biết đau
Một phen thua bóng quậy điên đầu
Ngứa nghề...lắm mợ gào...tung váy
Rững mỡ...bao nàng khóc chổng "câu"
Trai trẻ không màng câu "quốc nhục "
Gái tơ chỉ thiết chuyện "ruồi bâu"
Ô hô đất nước còn hay mất
Chẳng nghĩa gì đâu với bọ sâu!

Thy Lệ Trang

TỰ DO LÀ THẺ VÀO ĐỜI-Paul Nguyễn Hoàng Đức


TỰ DO LÀ THẺ VÀO ĐỜI


Cái thời như người Trung Quốc nói: “Miếng ăn làm trời” (Nhân dân lấy gạo làm trời) đã lùi vào dĩ vãng lâu rồi, giờ đây làm người phải lấy lương tri làm trời. Xưa kia, người ta dẫn con trai đến các nhà các quan và vua chúa xin được thiến để được nuôi ăn, sau đó trả công ông chủ bằng cách hầu hạ vô điều kiện, rồi được vua chúa nâng đỡ lên các chức “công – công” hoạn quan, thế là đã thấy ở trên rất nhiều người. Than ôi, hy sinh cả giới tính của mình để kiếm miếng ăn của người thí cho các nô tài thì đáng buồn sao! Giờ đây, không ai lại muốn làm cái việc dại dột đó, thế giới còn có khẩu hiệu: “Tự do hay là chết”. Làm người mà không có tự do, chỉ được nuôi ăn thì khác gì loài vật. Triết gia Maritian nói : “Để có tự do con người phải trả một giá đắt, nhưng bằng bất cứ giá nào vẫn rẻ hơn là bị mất tự do”. Có tự do thì được làm người, mất tự do thì chỉ là nô lệ – sống như phương tiện biết nói, hay như loài vật, thì quả là: dù phải hy sinh bằng giá nào vẫn rẻ hơn là bị mất tự do.

ĐỐI THOẠI TRONG LỚP-Giáo Sư và Albert Einstein


ĐỐI THOẠI TRONG LỚP

Giáo sư : Cậu theo Thiên Chúa Giáo đúng không ?
Sinh viên : Vâng thưa Giáo sư .
Giáo sư : Thế có nghĩa là cậu tin vào Chúa ?
Sinh viên : Tất nhiên rồi thưa Giáo sư .
Giáo sư : Thế Chúa có tốt không ?
Sinh viên : Vâng có chứ .
Giáo sư : Thế Chúa có đầy quyền năng đúng không ?
Sinh viên : Vâng .
Giáo sư : Anh trai tôi đã qua đời vì ung thư ngay cả khi anh ấy đã cầu xin Chúa chữa lành bệnh. Chúng ta hầu như ai cũng muốn giúp đỡ những người đang trong cơn ốm đau . Nhưng Chúa thì không . Thế thì Chúa tốt ở chỗ nào ?
( Cậu sinh viên im lặng )

DỰNG TƯỢNG - Đỗ Ngọc Thống

(Bức tượng Manneken Pis - Cậu bé đứng tè, biểu tượng của thủ đô Brussels nước Bỉ.)

DỰNG TƯỢNG


Tượng đài là công trình kiến trúc, vừa để ghi công những nhân vật lịch sử, vừa là một tác phẩm nghệ thuật. Để dựng tượng đài, câu hỏi đầu tiên cần trả lời là: người được dựng tượng là ai và tại sao phải dựng tượng người ấy?

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

TRÚC MAI-CÓ PHẢI LÀ CÂY TRÚC và HOA MAI?


TRÚC MAI-CÓ PHẢI LÀ CÂY TRÚC và HOA MAI?

Tác giả: Tâm Minh
          
Nếu “ngôn ngữ là linh hồn dân tộc”, thì cũng có thể nói một phần linh hồn Việt đã được gói ghém trong các tác phẩm văn thơ xưa. Nhưng để hiểu về văn thơ cổ đại thì không thể không nhắc đến những điển tích, điển cố mang nhiều nội hàm và ý nghĩa sâu xa. Chỉ khi tìm về với tích cũ truyện xưa, ta mới có thể thưởng thức trọn vẹn tinh hoa văn hoá của nước nhà, và cũng để thấy rằng thi ca cổ đại quả thực là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”…