NGƯỜI VIỆT YẾU KÉM THEO CÁCH NHÌN CHI TIẾT
(Trả lời câu hỏi của bạn Lâm Thu Hiền liên quan đến Tâm thức của giới trí thức)
(Trả lời câu hỏi của bạn Lâm Thu Hiền liên quan đến Tâm thức của giới trí thức)
Paul Nguyễn Hoàng
Đức
Một chiếc ô tô có
khoảng bốn nghìn linh kiện. Có nghĩa là là để kiện toàn cho nó vận động được
người ta phải sản xuất và láp ráp 4000 linh kiện. Một con người cũng được suy
luận tương tự, nếu chúng ta muốn vận trình thì dứt khoát không thể không “lắp
ráp” chu toàn các linh kiện. Tất nhiên những gì thuộc linh kiện thì thiên nhiên
cũng như tinh trùng của bố, trứng của mẹ đã lắp đặt xong. Cái còn lại chúng ta
bàn về sự lắp ráp của tinh thần giáo dục như các cụ dạy không cãi được “không
thầy đố mầy làm nên”.
Người Việt cũng đã chê người Việt
nhiều rồi, thậm chí gần đây còn rộ lên những thông tinh mạnh mẽ về việc ăn cắp,
ăn gian của người Việt đang ở mức không chịu thua nước nào trên hành tinh cả… Vậy
hôm nay với cách nhìn của mình, tôi xin được chỉ ra cái yếu cụ thể giống như
“chi tiết máy” của người Việt.
Trước hết chúng ta nên hiểu “Tâm thức”
là gì? Bởi vì người Việt hay dùng chữ đề trí trá vấn đề. Nào những chữ “bình
tâm”, sẽ khác “bình tĩnh”, rồi khác “bình an”… thật ra đây chỉ là cách xí xộ ăn
gian, vì với các hội thảo ở phương Tây, nếu anh không chua được chữ Latin vào
bên cạnh, thì coi như bỏ qua (tất cả những chữ kia qui ra tiếng Tây chỉ là
Calme mà thôi). Tâm thức là tất cả những gì thuộc tinh thần – cái không phải là
vật chất.
Giảng viên Hoàng Ngọc Hiến đã từng
nói một câu chua xót thế này “Cứ dắt một con bò qua biên giới Nga, khi về nó
làm tiến sĩ”. Hay vô số tiến sĩ giáo sư ở nước ta chưa làm được cái đinh ốc. Nếu
dốt chưa làm được đã đành, mà giả vờ dốt để không làm được, thì còn khốn khổ
hơn?!
Tại sao các trí thức Việt lại vô vị
đến vậy?
1-Vì họ học gạo. Học chỉ để kiếm ăn, kiếm ghế, kiếm tí danh khoe mẽ với đời. Cái học của họ không phải để nâng cao tri thức hay phẩm chất của tinh thần. Vì thế học xong là họ thỏa mãn như một “giá áo túi cơm cao cấp”, “ăn cơm chúa múa tối ngày”.
2-Dù họ học cao bao nhiêu mà vẫn giữ
nguyên bản năng cóc cáy. Ngay cả các giáo sư mà cũng luôn lảng tránh vấn đề,
giá trị, hay thước đo phổ quát. Tôi sang Indonesia thấy một việc cụ thể: với
toàn dân họ cho dù quê mùa thâm sơn cùng cốc, thì cái phổ quát là hiển nhiên
không cần tranh cãi. Tại sao? Nước họ luôn nói ba thứ tiếng: Thổ ngữ, tiếng Mã
Lai, và tiếng Anh. Đất nước 3 múi giờ, muốn gặp nhau họ luôn phải hẹn giờ GMT.
Và những người đánh trống quần ống thụng chân đi dép nhựa, đẳng cấp rất thấp
kém, nhưng bất kỳ lần nào gõ trống đón khách họ đều chơi đến khi lên đồng tập
thể. Tại sao họ có thể lên đồng tập thể ngay cả chỉ chơi một điệu trống chào
khách? Có mỗi một cách trả lời, vì họ dám sống chân thật, hồn nhiên hết mình. Còn
dân Việt ta lúc nào cũng khôn ranh, và họ làm bất cứ việc gì đều trông giống mấy
anh cán bộ mặt đầy chiến thuật?!
3- Tôi có gặp vài giáo sư đã Tây học
nhiều năm về, họ hồn nhiên bảo “Đạo đức chỉ là thứ nghĩ ra để cho kẻ thấp kém
noi theo”. Nghe xong tôi thất vọng vì họ. Và họ hiển nhiên coi suy nghĩ vụ lợi
của họ là tân thời lắm. Có giáo sư bảo, “tôi dạy bọn học trò rằng, trước khi học
phải lo ăn đã, nên chúng rất thích”. Lo ăn trước chẳng phải việc của chuồng lợn
chuồng bò ư? Người Do Thái có 13 triệu dân, vậy mà họ chiếm tới 40% giải Nobel
thế giới, chiếm hơn 60% tài sản toàn thế giới. Tại sao? Vì họ dạy, làm giàu là
thấp kém, chỉ có học mới trở thành con người nói tiếng của thánh thần?!
4- Khoa học tự nhiên thì tôi không
nói, nhưng khoa học xã hội thì anh dứt khoát phải biết tôn giáo. Tôn giáo là mẹ
đẻ của thần học. Thần học là mẹ đẻ của triết học. Anh không có tôn giáo, không
có thần học, không có triết học, không có cả âm nhạc, thậm chí không có cả kiến
thức hội họa, thì anh sáng tác bằng gì? Tôn giáo là thực hành đức tin, đâu có
phải anh đọc vài cuốn sách là hiểu tôn giáo giống như đọc sách nhạc ôm cây đàn
trong mấy ngày làm sao chơi? Khi ngồi cạnh nhiều trí thức Việt, tôi thấy tầm của
họ lọt thỏm quá, đường đi của họ là thi đại học, đi Tây du học, nhưng rồi ngoài
chuyên môn riêng rẽ của họ ra, họ chẳng biết nói gì. Trước mắt tôi, họ hoàn
toàn là thứ nhà nghèo gần như tuyệt đối. Biết nói gì với họ đây?! Nhưng trái lại
lúc nào họ cũng vừa kiêu căng vừa giả vờ khiêm tốn khoe mẽ cái trình độ “không
có gì” của mình. Triết gia Aristote định nghĩa rằng: dù anh có kiến thức chuyên
môn giỏi đến đâu, đó cũng chỉ là con người của phương tiện!
5- Vì không có ngôn ngữ chung (chỉ
có chuyên môn hẹp trong đầu), họ chỉ có ỏn ẻn đọc vài mẩu thơ, nhưng thâm tâm tự
đánh giá không ai bằng mình. Nhưng thơ mình hay mà không dám tự tin ứng cử thì
biết khoe cái gì?
6- Một người tốt thì ít nhất phải
là công dân tốt, nghĩa là phải có thái độ chính trị nhất định, nhưng vô số kẻ
mũ ni che tai, đã thế thì im đi, nhưng cứ lo đi biện hộ rằng: tôi phấn đấu vì
nghệ thuật vị nghệ thuật, chứ không phải nghệ thuật vị nhân sinh?!
7- Có luôn cả mấy chỉ kia cũng
không coi ai ra gì vì cho rằng mọi người không giống cách hình dung đặc thù của
chị ta.
Chắc chắn thế này, nếu không có
cách nghĩ phổ quát hay của chung mỗi người đều coi mình là nhất thế giới. Tại
sao? Chỉ cần thi ai nhổ bọt xa nhất, kẻ nhổ gần sẽ bảo “nước bọt của tôi bay
duyên dáng hơn anh, vì nó lượn giống cầu vồng”.
Giáo dục nghĩa là thực hành lý trí!
Đấy là định nghĩa phổ quát của thế giới. Nếu thực hành cảm xúc thì nên ở nhà bú
tí mẹ. Giới trí thức của chúng ta thực hành đọc rất nhiều chữ nhưng đó chỉ là
giở ngăn kéo mốc của người xưa, lý trí không rèn luyện, lại ê a cảm xúc bìu díu
cấu kết, nên mãi mãi chẳng lớn được. Không có lý trí làm sao tiến bộ?! Đã thế
bao nhiêu trí khôn chỉ để nấp tránh đòn, xếp hàng cửa trên chen ngang lấy dường
sữa, và biện hộ cho mình tài và đúng, tài và đúng đến mức chẳng dám nói ra,
nhưng vẫn ngậm đầy bột nở trong cổ họng rằng, chính ta mới là người giỏi nhất.
Tất nhiên giỏi lẩn trốn kiếm ăn đó
là cái giỏi của nô tài?!
Và giỏi theo thước đo bụng của mình
thì dứt khoát rồi, anh hay chị đúng là số zách thế giới vì không thể tìm thấy
ai giống hệt anh chị. Và nếu có tìm thấy một người giống thế, anh chị sẽ phất
tay bảo “họ làm sao mà như tôi được?!”
- Căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào thước đo cảm xúc của
tôi!
- Nó cất ở đâu?
- Ở mẹ tôi!
- Mẹ chị đâu?
- Mẹ tôi chết rồi!
- Vậy thì làm sao chị có thước đo?
- Vì tôi nhớ!
- Chị có thể ghi ra giấy được
không?
- Không, để các người ăn cắp bản
quyền của tôi à… Tôi phải giữ bí truyền cho chính bản thân tôi!
Đại khái vậy, đó cũng là lý do hầu
hết các trí thức Việt không có hành động tâm thức nào đáng kể. Tâm thức của họ
chỉ giành để khoe mẽ, biện hộ cho cái tài vừa vừa, nhưng ham chơi và đòi vinh
thân phì gia vô độ!
Đấy có phải “chi tiết máy” khiếm
khuyết của phần đông trí thức chúng ta?
Paul Đức 01/10/2015
Nguồn: Từ Fb của nhà văn Paul Nguyễn Hoàng Đức
Tất cả là do một loại thần thánh hóa chi phối anh ạ -cái này nó hiện diện ở mọi lúc và mọi nơi anh ơi
Trả lờiXóaCảm ơn NVT đã ghé thăm !
XóaChúc bạn bình an !
Thi thoảng mình gặp được những kẻ vỗ ngực đồm độp, khoe mẽ đủ thứ về mình như lên đồng. Khoe mình thì phải bôi nhọ người khác để được hào nhoáng hơn. Nên càng sặc mùi tanh tưởi, tởm lợm.
Trả lờiXóaCó vài kẻ thường lôi triết lý tôn giáo để răn đời mà bản thân không thấm nhuần tí gì cả. Cũng chỉ là một dạng học vẹt để loè thiên hạ. Cứ khoa chân múa tay nói cho đã mà quên mất ăn nói điêu hớt, dựng chuyện phỉ báng, làm điều càn quấy thì sẽ lãnh hậu quả gì nếu thực sự có quả báo nhãn tiền.
Có lần mình chỉ muốn đạp ghế ra về vì kẻ trước mặt cả buổi chỉ vênh váo nói về bản thân với cái đầu rỗng tuếch. Thực sự có nhiều kẻ hàm hồ mà khó lòng làm cho họ tỉnh mộng bạn ạ. "cuộc đời đáng chán".
Theo phân tâm học ngay cả lòng tự tôn cũng do mặc cảm tự ti mà ra.Người có lòng tôn ngã hay vênh váo đã đành,lại còn đố kị và muốn đè người khác xuống để mình được cao.Kẻ trượng phu họ phải khổ nhọc để cao cả,kẻ tiểu nhân chỉ muốn hạ đối phường mọi cách đê tiện để người khác cho mình cao hơn.Người xưa đã nói:Thùng rỗng thì kêu to.
XóaCuộc đời có nhiều cái xấu,nhưng không nên vì cái xấu mà đáng chán.Biết tận dụng nghịch duyên,nghịch cảnh để tôi luyện con người mới trưởng thành.
Chúc bạn an vui !