LƯU QUANG VŨ –
XUÂN QUỲNH
CẶP VĂN SĨ ĐAU
THƯƠNG
(Viết tặng Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
nhân ngày giỗ 30 năm của hai người)
Paul Nguyễn Hoàng
Đức
Cái chết đồng tíc tắc của Lưu Quang
Vũ và Xuân Quỳnh là một bi kịch mang vô vàn ngang trái, nó mang cả luật “tất yếu”
của thời thế (?!) nhưng bên ngoài khi sự cố xảy ra trong nháy mắt cả hai cùng
đi – nó là khoảnh khắc ngẫu nhiên(?!)
Tôi đã từng viết: Kịch là loại hình
khó nhất của văn học, vì nó mang đối thoại trực tiếp, lại được diễn xuất trên
sân khấu, có hàng trăm người và cả nhà hát vận hành. Nói chung tất cả các chế độ
đều ngại kịch, vì nó gây ảnh hưởng tức thời lan tỏa từ hạt nhân xã hội (thường
là các thành phố lớn). Về kịch của Lưu Quang Vũ tôi đã từng xem vài vở rất đỉnh
như “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, đặc biệt vở “Tôi và chúng ta”… trong vở đó nó
đã thông điệp rõ ràng: cái cá nhân và cái Xã hội… Một chuyên gia về kịch là phụ
nữ (tôi đang quên tên vì ăn trưa uống rượu) có viết: “Trong 28 năm qua, không
ai ở VN vượt qua kịch của Lưu Quang Vũ!” tôi hoàn toàn tin.
Thơ của Lưu Quang Vũ, bài “Khâm
Thiên” tôi đã đọc, rất tầm vóc cả đau thương và phản tỉnh.
Cái chết, cho dù là Hàn Mạc Tử, rồi
Lưu Quang Vũ, hay Xuân Quỳnh… đó là thông điệp của “vĩnh cửu” mặc dù thể lý người
ta chết non, nhưng đó lại chính là tấm vé mua sớm để bước vào vĩnh cửu. Cuốn
sách “Chết cho tư tưởng” của tác giả Costica Bradatan (NXB Tri Thức 2017) bàn rất
kỹ điều này. Cái chết này được đồng hành và đồng hóa cùng chữ nghĩa để gia tăng
sức mạnh cho tư tưởng!
Hôm nay tôi viết bài này để thể hiện
tri âm, thương tâm và kính nể cặp nghệ sĩ tình duyên yểu mệnh này. Đức Ki – tô
có dạy: “Đức tin không việc làm là đức tin chết!” Và tôi muốn bày tỏ tình cảm ở
bài viết nhỏ bé nhưng cụ thể này, chứ tôi thấy mình chỉ like, còm vài chữ,
share từ nguồn khác về thì có vẻ vẫn giống món “cháo rìu”.
Nhân đây, tôi cũng muốn bàn về câu
thơ của LQV mà nhà văn Sương Nguyệt Minh và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đều
nhắc tới:
“Tôi chán cả bạn bè
Mấy năm nay họ không nói được một
câu gì mới
Tôi bỏ ra đi, họ ngồi ở lại
(Có những lúc, 1972)”
Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ à, người
Việt đâu có suy lý để tiến bộ, trước anh nhà thơ Tản Đà còn bảo:
Dân hai nhăm triệu ai người lớn
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con
Mấy năm thì đã nhằm nhò gì mà anh
đòi hỏi họ phải có câu nào mới. Nếu bây giờ anh sống lại, thì anh thấy cả thế kỷ
họ cũng chưa nói được câu nào mới, với đại hội nhà văn tem phiếu đứng lên đọc
diễn văn ca ngợi này nọ lăng nhăng rằng nơi cấp tem phiếu máy in vẫn chạy đều…
Người Việt chưa nói đến có cái mới
là sáng tạo, chỉ cần họ thấy gì nói nấy, rằng mặn thì bảo mặn, nhạt bảo nhạt,
đá thiên khó vạn nan…
Tại sao? Vì họ khôn ngoan thường trực
làm sao nói nước đôi để cần nhảy lên miệng hào nhận đường sữa và ghế quan thì
nhảy liền, nhưng là roi vọt thì rúc sâu xuống đáy hầm ngay…
Ôi cái thán từ “mấy năm” của anh vẫn
còn ngây ngô lắm, giờ người ta dùng thán từ vài ngàn năm của lịch sử vẫn vừa mốc
thếch vừa tươi rói như thường, mốc vì mưa gió chiến hào, nhưng tươi vô cùng như
hành động ếch nhảy lên, cua thụt vào lỗ hang vô cùng sinh động.
28 rồi 30 năm chưa ai đuổi kịp anh,
không khéo thì 300 năm cũng không ai đuổi kịp giống như từ 300 năm nay họ vẫn
hát “Quan Âm Thị Kính” hay “Súy Vân giả dại”… mà chưa bao giờ cũ. Tại sao vậy?
Chẳng phải tâm hồn họ lúc nào cũng cũ như dạ dầy?! Dạ dầy ngàn năm thì vẫn vậy,
nó có bao giờ chui qua cổ họng để ngước nhìn ánh sáng, nó chỉ có mỗi khúc khải
hoàn ca hình cái bát và được chạy ra ngoài đồng như quận công là đã coi mình là
vua chúa???!!!
Nhìn trí thức quê nhà mới thấy cái
thán từ “vài năm” của anh mới sa hoa làm sao?! Khổ thân anh và dân tộc này chỉ
mong ước cái kỳ gian “vài năm” đã trở thành châu báu xa lắc xa lơ!
Paul Đức bữa trưa 29/8/2018
*Bài chép lại từ Fb của Paul Nguyễn Hoàng Đức
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
*Đăng nhận xét,các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ.
Chú ý:đường link hình ảnh phải đặt cuối cùng.
*Cảm ơn các bạn đã thăm và chia sẻ!