Vợ chồng nhà văn Trương Văn Dân và E.Pucillo |
ELENA PUCILLO – NỮ NHÀ VĂN VIỆT GỐC
Ý
MỘT SỰ KẾT HỢP ĐỈNH CAO CỦA HAI NỀN VĂN HÓA
(Chân dung văn học E.Pucillo qua cuốn “Vàng trên biển đá
đen”)
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Nữ nhà văn Italia, Elena Pucillo
không chỉ độc đáo khi lặn lội từ Ý, theo nhà văn Trương Văn Dân về quê hương
hình chữ S làm dâu dòng họ Trương “thuyền theo lái/gái theo chồng”, mà bà còn
là nàng dâu độc đáo của dân tộc Việt Nam, đặc biệt trên bình diện văn hóa.
Elena Pucillo là một quí bà tóc vàng mắt xanh rất đặc trưng
của miền Địa Trung Hải nơi nước Ý đã từng là một đế quốc hùng mạnh bá chủ cả thế
giới mà dấu tích cả quá khứ và hiện tại vẫn còn in dấu lừng lững, đấu trường
Colosseum, và đền thánh Vatican do chính tay thiên tài Mikenlangelo thiết kế và
chỉ đạo xây dựng…
Elena không hổ danh là một quí bà đến từ trung tâm địa lý thế
giới Địa Trung Hải và nước Ý một trung tâm văn hóa cường thịnh của thế giới, một
mảnh đất mà tràn trề tâm linh thánh thiện như Vatican, phiêu lưu như Colombus
đi tìm châu Mỹ, bác học như Galileo Galilei, nghệ thuật như Mikenlangelo và
Leonardo de Vinci … Quí bà xinh đẹp Elena đến Việt Nam không chỉ mang theo nhan
sắc của vùng đất châu Âu nổi tiếng lãng mạn và khoa học, mà còn mang theo một nền
tảng trí tuệ rất dồi dào mạnh mẽ, bà đã từng học đại học Milano, dạy tiếng Pháp
và văn minh Pháp, dạy tiếng Ý và văn minh Ý, dạy tiếng Anh, giảng viên trường đại
học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh… và đến quê chồng trong vai nhà
văn Việt bà đã lĩnh giải thưởng Hội Nhà văn TP. HCM với tập truyện “Một phút tự
do”.
Khi đọc tập truyện này của bà, tôi thường có liên tưởng đến
truyện ngắn của văn hào Áo Stefan Zweig, đó là “24 giờ trong đời người đàn bà”.
Truyện tả rằng, người phụ nữ kia đi nghỉ hè cùng chồng và mấy đứa con – một gia
đình lý tưởng, thế rồi bà bỗng gặp sấm chớp khi gặp gỡ một chàng trai trẻ tuổi
hơn nhiều. Chẳng cần nghĩ ngợi nhiều, nàng vứt bỏ cả gia đình để chạy theo
chàng trai một cách không mục đích cụ thể nào. Tất cả truyện đó muốn thể hiện:
với cuộc đời của bà, dường như tât cả hạnh phúc cũng chỉ trôi lờ đờ đều đặn, chỉ
có 24 giờ trong cái ngày định mệnh mà bà dám vứt tất cả gia đình, cả chồng lẫn
con yêu quí để chạy theo tiếng gọi mới mẻ.. thì mới là sống vượt đỉnh…
Cái đầu đề trong tập truyện của Elena “Một phút tự do” cho
chúng ta một liên tưởng: Elena không thuần túy đơn giản một chút nào, mà bà là
một hiện thân của khát vọng mãnh liệt, mãnh liệt như quê hương đế quốc La Mã của
bà với phương ngôn đã án ngữ từ nhiều thế kỷ “Mọi con đường đều chạy tới La Mã”
("Tous les chemins mènent à Rome"). Một cây bút nữ mãnh liệt đến mức
khao khát cả một phút tự do thì thật đáng nể?! Nếu như người đàn bà cần 24 giờ
để trôi dạt khỏi đời sống bình thường thì ở đây có lẽ Elena cần một phút tự do
để quyết định như một bản lề xoay cánh cửa cuộc đời – giống như nơi ngã ba: một
là lên thiên đường hai là xuống địa ngục chăng?
Là tiến sĩ ngôn ngữ học, E. Pucillo luôn thể hiện lý trí
trong cuộc sống và sáng tạo của mình, khi tiếp xúc với bà, tôi luôn được thỏa
mãn về những câu hỏi đáp trực tiếp, mà tôi rất ít gặp ngay cả với đàn ông Việt.
Chẳng hạn một lần khi vào Sài Gòn, lúc uống bia cùng nhau, khi nói về đề tại phụ
nữ, Elena nói không hề kiêng dè cho dù bà là một phụ nữ trăm phần trăm: Đàn bà
trong mắt các triết gia là một con người chưa hoàn thiện, vì thế không hy vọng
đàn bà có tư tưởng là việc bình thường.
Lý trí bao giờ cũng dẫn đến cấu trúc hay hệ thống. Trong các
truyện của Elena luôn thể hiện điều này. Chẳng hạn như truyện “Thư viết cho mẹ”
của bà. Một câu chuyện mà bà muốn diễn tả tình cảm với mẹ chồng người Việt,
nhưng bà không đi thẳng vào đó, mà bà diễn tả mẹ đẻ của mình, ở đó rõ ràng tính
chân thật và khách quan rất cao, khi bà là người trong cuộc tham dự vào trong
tình cảm âu yếm, thiêng liêng đó, sau rồi bà chỉ cần bắc nhẹ một nhịp cầu tới mẹ
chồng bằng hàng chữ : bà có người mẹ thứ hai – mẹ chồng, y như mẹ đẻ… thủ pháp
bắc cầu mang cấu trúc song đôi đó rất cảm động và thuyết phục!
Ở truyện “Trị liệu nhóm”, Elena tả về một buổi du lịch cùng
chồng và các nhà văn ở Quán Văn. Bà không nhảy vào tả như người ta kể lể thông
tin cấp một, mà bà cần tìm ra một cái tứ để đi xuyên thấu vào tâm hồn con người,
đó là: trị liệu pháp của các bác sĩ tâm lý vừa tốn tiền vừa chỉ là cái gì đó
gián cách với người khác trong vai bác sĩ chữa bệnh nhân, nhưng cuộc tham quan
cùng nhau, mọi người cùng bạn bè đã tìm thấy sự gần gũi nhân bản cùng người
khác để làm nên cuộc “sống với” liên đới tốt đẹp, bình an. E. Pucillo tuyên bố
về chủ nghía nhân văn của mình: “Tôi chợt hiểu ra rằng những người mà chúng ta
gặp gỡ trong đời quan trọng biết bao, những người bạn gắn bó cùng ta suốt một
thời gian dài hay có khi chỉ dừng lại trong những dây phút ngắn ngủi.”
Cấu trúc lý trí luôn đóng vai khung giàn cho văn học của
E.Pucillo, mặc dù vậy, bởi xuất thân từ một quê hương nổi tiếng lãng mạn, nên
văn của Elena rất cảm xúc và trau chuốt. Elena rất cẩn trọng khi hành văn, ngay
cả một việc nhỏ như xếp hành trang cho một chuyến du lịch, bà cũng tìm cách
phát hiện ra châu Mỹ như: “Màn đêm có một sự quyến rũ đặc biệt và dường như khi
thành phố ngủ yên có nắm giữ một bí mật nào đó và sự huyền bí chỉ bị khám phá
lúc mặt trời sắp mọc.” (Trị liệu nhóm, tr.199).
Trong cuốn sách của Elena Pucillo có truyện “Một đêm huyền
diệu” viết về cuộc đến thăm nhà tôi. Ở đó bao chứa và phơi mở một cái nhìn thật
hào hiệp và sảng khoái của một nghệ sĩ hay nhà khoa học lớn, đó là sự ngạc
nhiên như ngạc nhiên của đứa trẻ reo lên thíc thú khi xem phim thần thoại… “biết
ngạc nhiên một cách hồn nhiên” là một báu vật bị rớt đâu đó mà phần lớn chúng
ta không tìm ra được dấu vết sót lại của nó trong tâm hồn, đặc biệt người Việt
– Trung chúng ta, tâm hồn lúc nào cũng giương hết kích cỡ khôn ngoan để “khôn
ăn người”, nên chúng ta hầu như không còn biết ngạc nhiên ngây ngô như trẻ thơ.
Chính thế mà các nhà khoa học ở ta rất ít, làm sao chúng ta có thể ngây thơ như
Ác-si-mét trần truồng chạy ra phố reo to “Ơ-rê-ca?!” Sáng tạo của chúng ta cũng
rất bé và rất yếu, chủ yếu là những bài thơ ngắn cũn lèo tèo?!
Elena chìm trong tâm trạng trên con đường đến nhà tôi:
“Chúng tôi mở cửa và bước vội vào chiếc taxi đang chờ tới để tránh cơn mưa nhẹ
nhưng liên tục của buổi chiều tháng ba. Một cơn mưa xuân nhẹ như bụi rơi đều đều
như một màn sương, làm mờ những cửa hiệu và khách qua đường.” Mấy câu văn chứng
tỏ sự quan sát và cách hành văn của Elena thật tinh tế.
“Tôi có cảm giác như không phải mình đang ở trong một căn
nhà ở Hà Nội, Việt Nam. Tôi tưởng mình là cô bé Alice đang đứng trước chiếc
gương thần để khám phá ra một thế giới khác. Tôi tưởng mình đang ở Paris, trên
tầng nhà áp mái của một họa sĩ, một nghệ nhân Bohemien, đang ở vùng Montmartre
hay ở khu Quartier Latin…”
Elena tạm biệt bằng lời chào hội tụ rất nhiều ý nghĩa: “Bỗng
nhiên tôi có một cảm giác lạ lùng, dường như, có lẽ, chỉ cần quay lưng lại là tất
cả đều tan biến, căn nhà, những bức tranh, bàn ăn dọn sẵn, đế đèn và những cây
nến, chiếc dương cầm và những người bạn… như thể mình vừa trải qua những phút
giây trong chuyện cổ tích… Thế nhưng đó lại là một hiện thực tuyệt vời!”
(tr.190)
Thật hân hạnh khi tôi được đón tiếp một văn nhân quốc tế có
cặp mắt khám phá chẳng khác gì Colombus đi tìm châu Mỹ, chỉ có điều “châu Mỹ”
đó nằm ngược phía Tây trên hành trình đến phương Đông. Và hôm nay, sự hân hạnh
nhân đôi khi chào mừng quí bà nhà văn Elena Pucillo ra mắt cuốn “Vàng trên biển
đá đen” khám phá và ghi dấu nhiều người Việt “gốc tre” cùng sống với một nửa –
ông xã nhà văn Trương Văn Dân của bà. Còn gì vinh hạnh hơn khi được “chen vai
thích cánh” vào trong cuốn sách mang dòng “mực của học giả còn quí hơn máu kẻ tử
đạo” của một cây bút văn nhân từ xứ sở văn minh đến!
Paul Đức 13/8/2018
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
*Đăng nhận xét,các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ.
Chú ý:đường link hình ảnh phải đặt cuối cùng.
*Cảm ơn các bạn đã thăm và chia sẻ!