THƠ ĐẦU THÁNG TƯ
Thơ ươm tuyết nguyệt phong hoa
Tình sầu diễm tuyệt như là núi sông
Yêu hơn mưa lũ ngập đồng
Anh trong huyễn mộng đầy lòng em thôi
THƠ ĐẦU THÁNG TƯ
Thơ ươm tuyết nguyệt phong hoa
Tình sầu diễm tuyệt như là núi sông
Yêu hơn mưa lũ ngập đồng
Anh trong huyễn mộng đầy lòng em thôi
THĂM MẸ
Chiều xuống lưng đồi gió nhẹ lay,
Hắt hiu bia mộ bóng in dài.
Rêu phong phủ nét chân dung cũ,
Hương khói ru hồn ngấn lệ cay.
Sợi nhớ âm thầm đan ký ức,
Màu thương ray rứt nhuộm tương lai.
Buồn rơi ngập lối thêm xa mãi,
Rưng rức đường về vạt nắng phai.
LHN
(Oct.04, 2015)
PHONG THƠ TÌNH PARIS
Paris hoa lệ như cách ta muôn trùng thế kỉ, nhưng bàn tay dịu dàng của Nguyên Sa đã vén lên bức màn ngăn trở ấy, cho ta chạm vào một Paris thật tình tứ. Kinh đô ánh sáng xa xôi bên kia đại dương giờ gần gũi đến lạ, như là một mái nhà quen, một vành nôi đưa, một vòm hiên ấm.
LẦN ĐẦU TIÊN LÀM CHUYỆN ẤY!
Sáng ngày 24/4 đi bầu Tổng thống Pháp. Sau khi làm bổn phận công dân, nhân viên phòng phiếu giữ lại thẻ cử tri và hỏi:
- Chiều nay nếu không có gì phiền, ông có thể đến giúp kiểm phiếu không? Tôi gật đầu không suy nghĩ.
Đây là lần đầu tiên tôi đóng vai kiểm phiếu và phải nói thực sự ấn tượng với các thủ tục kiểm phiếu của một thành phố nhỏ nơi tôi đang định cư. Dân số ở đây chỉ 24.000, nghĩa là bằng một cái phường ở Sàigòn. Nhân viên phòng phiếu chia chúng tôi làm 4 bàn, mỗi bàn 4 người.
30 THÁNG TƯ 1975
Bộ đội Miền Bắc chết
Một triệu một trăm nghìn.
Số lính Miền Nam chết -
Hai trăm tám hai nghìn.
CHẲNG ĐẶNG NÓI RA
Việc ấy xem ra chẳng đặng đừng
Ngỡ rằng đã bị quẳng sau lưng
Nhưng sao nhọt đó còn đang tấy
Quái lạ ung kia vẫn cứ mưng
Khiến cả con dân-đau chẳng dứt
Làm toàn đất nước-xót không ngưng
Nguyện Trời xin Chúa ra tay cứu,
Ban sống an vui quả thật mừng.
Thái Huy
4/25/22
THÁNG TƯ VÀ KÝ ỨC TẬP THỂ
Cách đây khá lâu, Vũ Nhật Tân (1970-2020), một nhạc sĩ khá nổi tiếng từ Việt Nam sang tham dự một sinh hoạt văn nghệ tại Úc. Sinh ở Hà Nội năm 1970, anh là một nghệ sĩ tài hoa và có tinh thần cách tân khá triệt để. Và vì tinh thần cách tân ấy, dù tài hoa, anh vẫn bị cô lập ở Việt Nam. Sự cô lập ấy càng củng cố tư thế độc lập của anh; và tư thế độc lập ấy, đến lượt nó, củng cố cái nhìn cởi mở về nhiều vấn đề liên quan đến chính trị và xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc thân mật với nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Úc, anh vẫn bị sốc.
CON GÁI CỦA BA
Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ.
NHỮNG MẢNH NHỚ CŨ
Nằm dưới cái bóng của giấc ngủ vẫn còn đẫm rợp, trong cơn chiêm bao mơ màng của thành phố, đôi khi tiếng rao của người sửa bếp ga, mài dao kéo… làm tôi như lại chìm lỉm vào một giấc trưa nào đã cũ trên cái võng giăng bên hè nhà ngoại tôi. Rồi thức dậy với tiếng rao vẳng lại từ doi đất tuốt đằng kia. Không thấy người đâu, chỉ nghe Ai vá xoong vá chảo không… là miệng tôi đã ngọt lừ rồi. Ông già đó hôm nào ngang qua cũng cho tôi cục kẹo chanh hay kẹo dừa.
XUÂN VỀ ST.LAMBERT
Đầu mùa,Tulip vội khoe bông
Khóm nghệ xinh tươi...đỏ, tím, hồng.
Tròn trĩnh,nụ phong phô sắc thắm
Dịu dàng mây trắng điểm trời trong.
Thủy tiên**mới nhú,duyên e ấp,
Mai mỹ***vừa bung,vẻ ấm nồng.
Rộn rã chim ca từ sáng sớm,
Thân đơn, lữ khách xốn xang lòng
Thanh Hoà
BIỂN GỌI
Nhịp nhàng vỗ nhẹ cánh chim trời
Sóng biếc trải lòng xa tít khơi
Dưới nước trẻ con vui sướng nghịch
Trên bờ du khách thảnh thơi chơi
Niềm vui bè bạn luôn đầy ấp
Áp lực cuộc đời chóng vánh vơi
Xả trét (stress) cuối tuần hay quá nhỉ
Cùng nhau tận hưởng kiếp con người…
TỊNH PHAN
SỰ VĨ ĐẠI BỊ CÔ LẬP…
Nga mất gần như toàn bộ tiếng nói trên các diễn đàn quốc tế, đa phương. Đây là tốn thất hình ảnh dù nỗ lực điều chỉnh cũng phải mất hàng thập kỷ mới xây dựng lại được.
Điều gì xảy ra, khi người ta so sánh, tại sao Mỹ và đồng minh Nato đơn phương tấn công một số nước nhưng không bị quốc tế cô lập đến như vậy?
CẢM XÚC NHỚ QUÊ
Đọc mấy vần thơ bỗng nhớ quê,
Bao năm xa cách vẫn chưa về.
Thân thương bóng cũ giờ đau xót,
Quý mến năm nào nghĩ tái tê.
Hạnh phúc thi vần trao thắm thiết,
Bình an âm điệu chuyển mân mê.
Cảm tình thân hữu gieo dòng nhạc,
Cuộn quyện cung vàng dạ kéo lê.
HỒ NGUYỄN
(14-4-2022)
SAI TỪ TRONG SÁCH GIÁO KHOA VĂN
Là người Việt Nam từng được cắp sách đến trường, chắc ai trong chúng ta thảy đều yêu thích và thuộc ba bài thơ : “Thu vịnh”, “Thu điếu” và “Thu ẩm” của thi hào Nguyễn Khuyến ? Sách giáo khoa văn học lớp 11 tập 1 do Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn cho học sinh các tỉnh miền Nam, cụ thể phần thơ Nguyễn Khuyến do Phó Giáo sư Nguyễn Lộc viết, được nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ ba năm1993, đến nay 1998 đã được tái bản tới bảy, tám lần đều có dạy ba bài thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Ngoài sách giáo khoa Văn học dành cho học sinh, nhóm biên soạn trên còn biên soạn thêm một sách giáo khoa Văn học dành cho giáo viên đi kèm, cốt ý chỉ giáo, hướng dẫn giáo viên cách hiểu và cách giảng dạy các bài thơ văn. Rất tiếc, bên cạnh những chỉ dẫn, những gợi ý khá đúng đắn cho giáo viên và học sinh hiểu và cảm được ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, còn một số điều bất cập mà người soạn sách mắc phải. Để giáo viên và học sinh hiểu đúng ba bài thơ trên của Nguyễn Khuyến, chúng tôi xin góp ý với người soạn sách và nhà xuất bản Giáo dục đôi điều sau đây.
SẮC XUÂN
(Thể Toán Sắc Thi)
BỐN hướng trời Xanh nắng rực ngời
ĐÔI mèo mắt Xám chạy vòng chơi
Quỳnh Vàng CHÍN đóa bung xinh tuyệt
Bướm Trắng HAI con lượn đẹp vời
Cẩm chướng NGÀN hoa khoe Đỏ ửng
Anh đào VẠN cánh nở Hồng lơi
Thêm vào SÁU chậu màu lan Tím
MỘT vạt Hường bông ngắm chẳng rời
Minh Thuý Thành Nội
Tháng 2/15/ 2022
NGƯỜI ĐI
Người đi lỗi hẹn tự thu này
Gió tạt thềm rêu cuốn lá bay
Lối cũ hoang sơ mờ nắng nhạt
Đường xưa lạnh lẽo khuyết trăng gầy
Nghẹn ngào lệ đổ bầu thơ cạn
Thổn thức sầu giăng nhấp chén say
Khắc khoải mong chờ ai có thấu
Tương tư nặng gánh nhớ đong đầy
Tiểu Vũ Vi
September 25, 2021
LẨM NHẨM MỘT MÌNH
Hôm ấy đến giờ luôn nhớ ai
Cây trâm được tặng vẫn chăm cài
Ngày đêm giữ ảnh mơ giờ thắm
Sớm tối gìn lòng tránh liễu phai
Làm việc vùi đầu thời cứ ngắn
Chờ mong mỏi mắt khắc thêm dài
Tháng ba soan thả màu hoa tím
Cha mẹ hai nhà định mốt mai .
Trần Như Tùng
TRẢ GÁNH TRẦN AI
(Ngũ Độ Thanh)
Dạ quyết buông lìa những nẻo lo
Tìm quên nắng đượm tỏa lưng cò
Thu vờn cuối ngõ làn hương tặng
Gió vẫy sau hè điểm mật cho
Trỗi khúc đàn xưa dìu nhịp thở
Hòa thơ hạ cũ níu duyên hò
Nghe mùa vỡ nhẹ vàng mơn lá
Trả những ưu sầu quyện khói tro.
Hảo Mặc Nhiên
PHƯỢNG TÍM NẮNG HÈ
Ca-Li phượng tím nắng hè
Hình như thiếu vắng tiếng ve bên nhà
Thanh xuân thuở ấy đã qua
Tiếng kêu réo rắt âm ba vọng về
TỪ ĐINH LA THĂNG,TRỊNH XUÂN THANH,...
NHỚ CA DAO CON CÒ
Tôi chắc như đinh rằng, nhiều giáo sư Việt Nam, dù già đến 70, 80 tuổi vẫn ngây ngô như đứa trẻ con. Nếu không ngây ngô thì là láu cá. Khi giảng văn bài ca dao về con cò đi ăn đêm, các giáo sư nhất mực con cò là biểu trưng cho giai cấp nông dân lam lũ, cực nhọc, dù thử thách trong nước sôi lửa bỏng vẫn giữ tâm hồn trong sạch, lương thiện. Nguyên bài được truyền khẩu:
THƠ ƠI
Còn chi cảm xúc hoạ thơ giờ
Mực đã ê chề bút chỏng chơ
Cả tứ Đường thi thành lạ lẫm
Mà thanh lục bát nghĩ bơ phờ
Đau lòng Tết dệt câu sầu trải
Tội bữa xuân về nắng giả ngơ
Lẩn trốn vì ta vừa nhiễm dịch
Và con chữ biệt chẳng ai ngờ.
TO Ny Trần
-Đỗ Trường
TÙY ANH,TỪ THÁNG TƯ BUỒN ĐẾN NỖI ĐAU BIỆT XỨ
(Ảnh, nhà thơ Trần Trung Đạo, nhà thơ Tùy Anh và Đỗ Trường)
Có thể nói, tôi đã đọc Tùy Anh khá nhiều, cũng như liên lạc quan hệ bài vở với ông trên tập san Viên Giác phải đến trên hai chục năm. Ấy vậy mà mãi đến kỳ hè vừa rồi (tháng 8-2014) tôi mới có dịp gặp Tùy Anh ở chùa Viên Giác Hannover, khi cùng đi đón nhà thơ Trần Trung Đạo từ Hoa Kỳ sang. Buổi tối, Hòa Thượng Thích Như Điển sợ Trần Trung Đạo mệt, nên trước khi về phòng ngủ còn dặn ba chúng tôi nhớ phải ngủ sớm. Thế mà, mải chè cháo chuyện trò mãi đến gần sáng, tôi mới chợt nhớ mình phải về để kịp giờ làm việc. Mở cổng, tiễn tôi ra xe, Tùy Anh dặn đi dặn lại, lái xe phải cẩn thận, nếu như buồn ngủ quá thì phải dừng xe chợp mắt chút ít, ba trăm cây số chứ chẳng phải chơi đâu. Nghe nói, ông vừa phải mổ khối u phổi, nhưng ở cái tuổi (gần) bát tuần mà dáng ông còn nhanh nhẹn lắm. Đặc biệt, giọng nói của ông rất nhẹ, vang và ấm.
-Lê Nguyễn
TẢN MẠN CHUYỆN THƠ RÁC VÀ THƠ … KHÔNG RÁC
Tôi là bạn của nhà thơ Phan Hoàng. Cách đây nhiều năm, cứ sáng chủ nhật, tôi và anh lại cà phê với nhau, nói đủ thứ chuyện trên đời, nhưng tuyệt đối không nói về thơ. Vì cả hai biết có sự bất đồng khá lớn trong quan điểm về thơ, nên người này tôn trọng sự khác biệt của người kia. Mấy ngày qua, không ngờ vì quá tự tin, anh đã phải trả giá cho những lời nói quá đỗi hớ hênh của mình. Hôm nay, tôi không định nhắc thêm những gì đã diễn ra trong những ngày ấy. Chỉ bày tỏ sự áy náy vì có hai người bạn trẻ ân cần đề nghị tôi cho một định nghĩa ngắn gọn: thơ hay là gì? Mình né hoài mà các bạn cứ truy đuổi riết, cứ như mình là nhà phê bình văn học cỡ Đặng Tiến (Tien Dang) không bằng. Thôi thì sau 15 phút suy nghĩ, cứ thử trả lời các bạn ấy ngắn gọn như sau: “Thơ hay là thơ truyền được cảm xúc của nhà thơ đến với từng trái tim người đọc bằng con đường ngắn nhất”. Còn trái lại, nếu thơ chỉ là trò ghép chữ, trừu tượng, siêu hình, vỗ kêu đôm đốp như những cái thùng rỗng, thì đó là thơ … chẳng hay.
-Thơ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân và Thơ Họa
HƯƠNG THOẢNG XUÂN ĐỜI
Đọc Xuôi:
Hương thoáng Xuân đời ôi thiết tha,
Ngất ngây lòng cảm nhạc êm hòa.
Vương hồn đượm thắm tươi mai trúc,
Nở nhụy say nồng dịu gấm hoa.
Gương toả bóng lồng mây gió thoảng,
Mộng cùng thơ quyến điệu tình ca.
Dương tà nắng quyện đồng xanh lúa…
Thương mến quê chiều sương nhẹ pha !
DÒNG SÔNG XÓM QUÊ
Dòng nước trong xanh chảy dịu hòa,
Bóng dừa in dáng nhấp nhô xa.
Hè sang đắm đuối xuôi sông chúi,
Thu đến u sầu thả lá sa.
Hồ đón nước tuôn trào góc lách,
Ao ôm giọt nhảy phóng đê qua.
Nhà tranh dưới mái ai đang đứng,
Tóc xỏa bờ vai trãi mặn mà.
HỒ NGUYỄN
(06-4-2022)
NHƯ THỜI TRẺ THƠ
Rủ anh trở lại ngày xanh
Cùng em ngắm giọt nắng hanh cuối hè
Ngồi bên hiên mộng lắng nghe
Đôi chim tập hót lời ê a tình
(Bé gái 9 tuổi viết bức thư gửi cho mẹ ở “thiên đường”) |
THIÊN ĐÀNG CỦA BÉ GÁI UKRAINE
Em chẳng trách hờn lẫn oán than
Chỉ mong mẹ đến chốn thiên đàng
Không còn sợ hãi và đau đớn
Thoát hẳn vô nhân với bạo tàn
Nguyện sẽ trở nên người thánh thiện
Hẹn cùng xum họp cõi bình an (*)
Nơi mà cái xấu khôn tồn tại
Sạch bóng bom, mìn, đạn, chiến tăng
Sông Thu
( 13/04/2022 )
(*) Mẹ và con cùng ở trên Thiên Đàng )
THÁNG TƯ BUỒN MIÊN MAN
(Thể thơ Tam Bát)
Tháng Tư sang
Buồn ra sông ngắm trăng vàng quạnh mông
Khóc dòng sông
Cố nhân người hỡi, sông Đồng biệt ly
NỢ ĐỜI MỘT NỬA, CÒN MỘT NỬA ƠN EM…
-Phạm Tín An Ninh
(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)
Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho.
KHÚC GIAO MÙA
Cây bàng trước ngõ đã xòe ô
Rét muộn còn loang ánh mắt hồ
Gọi bạn tàng cao chim lảnh lót
Vờn hoa lối nhỏ bướm lô xô
Những mong hạ đến cho rành rẽ
Đâu nghĩ xuân đi lại nhấp nhô
Thôi thế từ nay đừng cặn kẽ
Đến như trời đất cũng hồ đồ!
Lý Viễn Giao
VUA HÙNG LÀ ÔNG TỔ CỦA 1 TRONG 54 DÂN TỘC
Ở VIỆT NAM HAY CỦA CẢ 54 DÂN TỘC Ở VIỆT NAM?
Bài của NNC. LẠI NGUYÊN ÂN (03/12/2012)
Mỗi năm, cứ gần tới ngày "giỗ tổ Hùng Vương", nghe đài báo rầm rộ đưa tin các nơi chuẩn bị hành hương về đền Hùng, trong tôi cứ lớn dần một câu hỏi muốn cật vấn những người hiểu biết: Vua Hùng là ông tổ của 1 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam hay là của toàn thể 54 dân tộc ở Việt Nam?
VUA HÙNG KÉN RỂ…
Thấy con gái đã ngoài 30, vua Hùng vội vàng tổ chức kén rể.
Một hôm có 2 chàng trai đến cầu hôn. Một người đến từ miền núi, tài giỏi phi thường. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông rừng thành đồi trọc; chàng vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy biệt thự không phép trong rừng đặc dụng... Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
Nhất bát tam y lãng chuyện đời
Kinh chiều kệ sớm chẳng hề lơi
Nào lưu luyến giấc tình đưa đẩy
Đã chán chê trang mộng vẽ vời
Đốn cội vô minh trần niệm lắng
Ươm mầm tuệ giác tín tâm khơi
Mồi danh lợi thả trôi dòng nước
Nhẹ gót nhàn du ngắm đất trời!
Sắc Tứ Minh Thiện
30/3/2022
BÓNG VÕNG BÊN BỜ
Chiếc võng năm xưa cạnh góc bờ,
Tóc dài lóng lánh vẫn còn mơ.
Con chồm ôm vú đê mê bú,
Mẹ ẩm nâng mình ấm bé quơ.
Nắng chiếu cành xuyên soi cận ngọc,
Mây lan buông sáng bóng xa mờ.
Tuổi xinh chất chứa nghìn cung bậc,
Già mắt nheo mờ dáng xác xơ.
HỒ NGUYỄN
(31-3-2022)
BÃI BIỂN -NƯƠNG DÂU
Nắng đã phai son khách vắng nhiều,
Sóng ru bờ cát nhẹ phiêu diêu.
Em đi có xót miền quê cũ,
Ta ở buồn tênh cảnh biển chiều.
Âm vọng năm xưa còn ám ảnh,
Đồng quê vắng tiếng sáo cô liêu.
Phải chăng kiếp sống là thương nhớ,
Mãi mãi đôi bờ mối quạnh hiu.
Chung Văn
(21/3/2022)
QUÊ TÔI
Quê tôi nước mặn lại đồng chua
Lúa ,sắn quanh năm chẳng trúng mùa
Vất vả ,trâu cày giàn trục kéo
Nhọc nhằn ,gạo giã tiếng chày khua
Nông gia nhẫn nại trên đồng ruộng
Nếp sống cần cù dưới nắng mưa
Ấy vậy ,cuộc đời luôn đói khổ
Tháng ngày nào biết cảnh vui đùa
Người Sông Cửu
Tháng 4/06/22
“SIÊNG HỌC” CÓ PHẢI LÀ “HIẾU HỌC”?…
Cách đây khoảng vài năm, tôi đã viết một bài “Người Việt có hiếu học không?” bởi vì tôi thấy mình cần làm rõ một niềm tự hào ngụy tạo đó là “người Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học.” Đúng vậy, hãy nhìn thẳng vào sự thật là người Việt Nam ta không hề hiếu học và cũng không hiểu đúng như thế nào là “hiếu học”.
TRÓI VOI BẰNG DÂY THỪNG
Một vị khách đi ngang qua khu của những con voi thì bất ngờ anh ta dừng lại, anh ta cảm thấy khó hiểu khi một con vật to lớn như vậy lại chỉ bị trói bằng một sợi dây thừng mỏng manh vào chân trước của con vật, chẳng có xích hay lồng sắt gì cả. Lẽ tất yếu là những con voi này có thể giật đứt dây trói này bất cứ khi nào chúng muốn nhưng vì lí do nào đó mà chúng đã không làm vậy.
TẠM BIỆT THÁNG BA
Ta viết cho anh vào ngày cuối tháng ba
Cơn mưa nghẹn chẳng thể nào thành hạt
Mù sương trắng cả khoảng trời bàng bạc
Tán lá chạm phải nhau... không một tiếng xạc xào.
Dust If You Must
Dust if you must, but wouldn’t it be better
To paint a picture, or write a letter,
Bake a cake, or plant a seed;
Ponder the difference between want and need?
HỒN QUÊ
Hiền lành ngủ giữa những trang thơ
Dạo bước ven kênh, bước xuống đò
Ngõ cụt chờ trong hương bưởi thoảng
Núi cao lượn giữa dáng mây mờ
Nhìn đời nón chở hồn tung cánh
Ngắm cảnh chiều vương khói dệt tơ
Ôm cháu ru Kiều bà đánh võng
Cho ta sống đẹp đến bây giờ.
Trần Như Tùng
THẤY GÌ TỪ CUỘC HÀNH QUYẾT MAN RỢ Ở BUCHA
- Bùi Chí Vinh
“La barbarie” (sự tàn bạo) là đầu đề của tờ báo Libération
Minh họa cho đầu đề là xác người nằm rải rác
Minh họa cho xác người là sự rút lui của giặc xâm lăng
Minh họa cho giặc xâm lăng là tận cùng cái ác
DÒNG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Tôi thường nhớ đến một dòng sông
Của chốn quê xưa, thuở mẹ bồng
Mẻ lưới cha chài chen cá bạc
Con đò ông lái lách lau hồng
Sáo diều vi vút đưa hồn mộng
Ngọn gió miên man dỗ giấc nồng
Lời hát ru hời theo tiếng võng
" Con cò lặn lội ở bờ sông..."
Sông Thu
( 03/04/2022 )
KHUÔN MẶT
Mỗi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng khi lớn lên khuôn mặt sẽ thay đổi dần theo tâm tính của mình. Vậy nên văn hóa phương Đông vẫn cho rằng “tướng do tâm sinh” là vậy.
ĐỪNG ĐỂ BỊ ĐƠN ĐỘC
Đọc những thông tin về quân Nga tàn sát người dân ở Bucha, một thị trấn nằm ở phía Tây Bắc của Kyev, mà thực sự phẫn nộ. Hàng trăm dân thường bị trói tay sau lưng rồi bị tàn sát, xác vứt đầy đường.
THƯƠNG NGƯỜI XỨ VIỆT
Đọc Xuôi :
Tiên Rồng đất Việt xứ người thương,
Trọng kính tình yêu mến tỏ tường.
Thiên địa đẹp đời ban phước thọ,
Thế nhân vui kiếp sống hằng thường.
Tuyền thanh mát nước trăng hồ thắm,
Trái ngọt tươi hoa đảo biển trường.
Truyền kiếp bao Khôn Càn đức thịnh…
Tiên Rồng xứ Việt đất người thương !
PHẬN DUYÊN
Làn nước trong xanh đến lạ lùng
Gió chiều thoảng nhẹ lướt không trung
Rời nơi bến bãi đầy dao động
Xa chốn trần gian lắm rũ chùng
Biển cát óng vàng say kỷ niệm
Hoa màu rực rỡ đắm mê cung
Nằm trên bờ vắng lòng ao ước
Đôi lứa phận duyên hết bão bùng !
PHƯỢNG HỒNG