Năm 1834, Minh Mạng thứ 15, Cụ PHAN THANH GIẢN được cử đi sứ Trung Quốc. Khi đi ngang qua ngôi lầu nổi tiếng nầy, cũng như tất cả những thi nhân từ ngàn xưa đến nay, ông đã không bỏ lỡ dịp may lên thăm và ngắm ngôi lầu với nhiều huyền thoại nầy, và cũng vì thế mà ta mới có dịp thưởng thức thêm một bài thơ trác tuyệt của ông : ĐĂNG HOÀNG HẠC LÂU sau đây :
ĐĂNG HOÀNG HẠC LÂU 登黃鶴樓
Tích thời hạc dĩ hà niên khứ ? 昔時鶴已何年去?
Thiên tải nhân tòng Nam cực lâm. 千載人從南極臨。
Anh vũ châu tiền phương thảo lục, 鸚鵡洲前芳草綠,
Tình Xuyên Các thượng bạch vân thâm. 晴川閣上白雲深。
Bán liêm lạc nhật phù Giang Hán, 半簾落日浮江漢,
Nhất phiến hàn lưu tống cổ câm (kim) 一片寒流送古今。
Mãn mục yên ba chuyển trù trướng, 滿目煙波轉惆悵,
Du du trần mộng thập thu tâm. 悠悠塵夢拾秋心!
Dịch Nghĩa :
Câu 1 : Ngày xưa, Hạc đã bay đi mất tự năm nào ?
Câu 2 : Ngàn năm sau, mới có người từ vùng cực Nam đến đây.( Ngàn năm chỉ là cách nói nhấn, để chỉ rất nhiều năm rồi. Đối với Trung Hoa xưa thì nước ta ở về phía cực Nam. Câu nầy Cụ Phan tự chỉ mình là người đến từ Nước cực Nam, là nước xa tít ở cỏi Nam ).
Câu 3 : Cỏ non vẫn còn xanh tươi trên cù lao Anh Vũ ở giữa ngã ba sông. Liên hệ câu : Phương thảo thê thê Anh Vũ Châu, trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu đời Đường nêu trên ).
Câu 4 : Mây trắng vẫn còn chập chùng trắng xóa khi ta đứng trên Tình Xuyên Các. ( chữ " Thâm " ở đây không có nghĩa là " sâu " , mà là " Đậm ", dùng để chỉ màu sắc, mây trắng mà " đậm ", là mây " trắng xóa chập chùng " . Chữ THÂM ở đây còn dùng để đối với chữ LỤC ở câu trên.
Câu 5 : ( Vì đứng trong lầu nhìn ra, nên thấy...) Mặt trời lặn như nổi trên sông nước lung linh xuyên qua Nửa Bức Rèm ( bán liêm ) treo trên lầu .
Câu 6 : Một dãy nước chảy âm thầm, lạnh lùng xuyên suốt từ ngàn xưa đến nay.
Câu 7 : Mãn mục là " đầy mắt " , ở đây có nghĩa là khoảng không gian mênh mông trước mắt. Câu nầy có nghĩa : Khói sóng mênh mông khiến cho lòng xúc đông bồi hồi ( trù trướng ).
Câu 8 : ( Nên chi )...Trong ( giấc mộng trần thế ) cuộc đời mộng ảo nầy cũng chỉ nhặt nhạnh ( thập ) được lòng hoài cảm trong mùa thu mà thôi !. Câu cuối nầy, có thể Cụ PHAN đã chơi chữ đây, vì chữ THU 秋 ở trên, chữ TÂM 心 ở dưới, nếu ghép lại thì ta sẽ có chữ SẦU 愁. Cũng vừa hợp với chủ ý của bài thơ gốc của Thôi Hiệu :
Câu 2 : Ngàn năm sau, mới có người từ vùng cực Nam đến đây.( Ngàn năm chỉ là cách nói nhấn, để chỉ rất nhiều năm rồi. Đối với Trung Hoa xưa thì nước ta ở về phía cực Nam. Câu nầy Cụ Phan tự chỉ mình là người đến từ Nước cực Nam, là nước xa tít ở cỏi Nam ).
Câu 3 : Cỏ non vẫn còn xanh tươi trên cù lao Anh Vũ ở giữa ngã ba sông. Liên hệ câu : Phương thảo thê thê Anh Vũ Châu, trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu đời Đường nêu trên ).
Câu 4 : Mây trắng vẫn còn chập chùng trắng xóa khi ta đứng trên Tình Xuyên Các. ( chữ " Thâm " ở đây không có nghĩa là " sâu " , mà là " Đậm ", dùng để chỉ màu sắc, mây trắng mà " đậm ", là mây " trắng xóa chập chùng " . Chữ THÂM ở đây còn dùng để đối với chữ LỤC ở câu trên.
Câu 5 : ( Vì đứng trong lầu nhìn ra, nên thấy...) Mặt trời lặn như nổi trên sông nước lung linh xuyên qua Nửa Bức Rèm ( bán liêm ) treo trên lầu .
Câu 6 : Một dãy nước chảy âm thầm, lạnh lùng xuyên suốt từ ngàn xưa đến nay.
Câu 7 : Mãn mục là " đầy mắt " , ở đây có nghĩa là khoảng không gian mênh mông trước mắt. Câu nầy có nghĩa : Khói sóng mênh mông khiến cho lòng xúc đông bồi hồi ( trù trướng ).
Câu 8 : ( Nên chi )...Trong ( giấc mộng trần thế ) cuộc đời mộng ảo nầy cũng chỉ nhặt nhạnh ( thập ) được lòng hoài cảm trong mùa thu mà thôi !. Câu cuối nầy, có thể Cụ PHAN đã chơi chữ đây, vì chữ THU 秋 ở trên, chữ TÂM 心 ở dưới, nếu ghép lại thì ta sẽ có chữ SẦU 愁. Cũng vừa hợp với chủ ý của bài thơ gốc của Thôi Hiệu :
Nhật mộ hương quan hà xứ thị 日暮鄉関何處是
Yên ba giang thượng sử nhân SẦU 烟波江上使人愁
mà nhà thơ Tản Đà đã dịch rất xuất sắc là :
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai !....
Mặc dù không sử dụng vần " LÂU...SẦU " như Thôi Hiệu, nhưng âm hưởng của bài Đăng Hoàng Hạc Lâu của cụ Phan Thanh Giản vẫn tạo nên một nỗi niềm hoài cổ sâu xa man mác với hạc vàng mây trắng, với Anh Vũ Châu, với Tình Xuyên Các : Một kiến trúc được xây dựng nên và được đặt tên do câu thơ bất hủ của Thôi Hiệu " Tình xuyên lịch lịch Hán dương thọ ". Bài thơ được kết thúc bằng lối chơi chữ chiết tự tài hoa của cụ Phan để hướng bài thơ về với mối sầu thiên cổ " Du du trần mộng thập thu tâm ! " làm ta nhớ đến câu : " Ai đem thu cảnh họa cùng thu tâm !" của Nữ sĩ Tương Phố trong Thi Ca Tiền Chiến...
Bài thơ Đăng Hoàng Hoạc Lâu nầy của cụ PHAN đã được Thầy Trò Cựu học sinh PHAN THANH GIẢN & ĐOÀN THỊ ĐIỂM chúng tôi cùng " xúm nhau " diễn nôm, xem đây như là một hoài niệm, một chút lòng thành của đám hậu sinh tưởng nhớ về vị Tiến Sĩ đầu tiên của đất Nam Kì sinh sau đẻ muộn. Mời tất cả cùng đọc cho vui...
Trước tiên là bài DIỄN NÔM của Thầy PHAN HUY VIÊN với bút hiệu CHÂN DIỆN MỤC ( Tây Đô Cuồng Sĩ ) :
LÊN LẦU HOÀNG HẠCHạc đã bay đi tự thuở nàoMột người Nam muộn đến lầu caoBãi xa thơm cỏ xanh xanh mắtSông tạnh lầu mây trắng một mầuRèm hắt bóng tà vờn trên sóngNước buồn trôi lạnh một chiều sâuBồi hồi gửi mắt qua sương khóiĐem mộng ngàn năm ủ nỗi sầuCDM.Lên Lầu Hoàng Hạccô Phạm Thảo NguyênChim hạc năm nao đã vút bayNgàn sau nam cực tới nơi đâyCỏ non Anh Vũ xanh xanh ngắtLầu vắng lâng lâng trắng những mâyTrời lặn nửa rèm sông Hán rợnLạnh trôi một dải tự xưa nayBao la khói sóng bồi hồi dạĐời mộng lòng thu sầu góp đầyPTNĐăng Hoàng Hạc LâuThầy Phạm Khắc Trí
Thuở nào xưa hạc đã cao bay ,Viễn khách trời đưa đẩy đến đây.Anh Vũ cồn xanh ngàn cỏ biếc ,Tình Xuyên gác trắng một màu mây.Nửa rèm kim cổ chiều sông lạnh ,Một dải giang hà vạt nắng phai.Khói sóng mênh mang nao tấc dạ ,Mộng đời lãng đãng nỗi niềm tây.PKT.
Lên Lầu Hoàng Hạc
Trầm Vân
Hoàng hạc ngày nao đã vút bayCực Nam người đến ghé lầu nàyCỏ non Anh Vũ màu xanh mướtMây trắng Tình Xuyên gió biếc sayÁc lặn nửa rèm sương lãng đãngSông dài một dải nước khoan thaiNgập trời khói sóng giăng sầu nhớDằng dặc lòng thu nỗi cảm hoàiBài thứ hai theo thể Lục Bát :Trầm VânNgày xưa hoàng hạc cao bayCực Nam người đến chốn này ngàn sauCỏ non Anh Vũ biếc màuTình Xuyên mây trắng bên lầu phiêu duNửa rèm ác lặn sương mờSông dài một dải gió thơ thẩn luồnMênh mông khói sóng sầu buôngNhớ quê dằng dặc gieo buồn thu tâmThầy Võ Văn Vạn.LÊN LẦU HOÀNG HẠCSong QuangHoàng Hạc ngày xưa đã vút bayNgười Nam đến viếng ở nơi nầyCỏ non Anh Vũ còn xanh thẩmMây trắng Tình Xuyên vẫn chẳng phaiÁc lặn nửa rèm chìm sông vắngNước dòng cuộn chảy tự xưa nayMênh mông khói sóng hồn giao độngLối mộng thu tâm cảm kích hoài.SQ. LÊN LẦU HOÀNG HẠCĐỗ Chiêu ĐứcNgàn xưa hoàng hạc đã cao bay,Người đến ngàn sau, viếng chốn nầyAnh Vũ cỏ non màu vẫn biếcTình Xuyên mây trắng sắc chưa phaiNửa rèm ác lặn chìm như nổiMột dãi sông dài xưa đến nayKhói sóng ngập trời nghe cảm kháiThu tâm dằng dặc mộng trần ai !Lục Bát :Ngàn xưa hoàng hạc cao bayNgàn sau người đến bên trời cực NamVũ Châu cỏ vẫn xanh nonTrên Tình Xuyên Các mây còn trắng bôngNửa rèm ác lặn bên sôngCổ kim thế sự theo dòng nước trôiMênh mông khói sóng tơi bờiCỏi trần dằng dặc bồi hồi thu tâm !Đỗ Chiêu Đức
Đính kèm theo bài viết nầy là tài liệu về ...
晴川阁 TÌNH XUYÊN CÁC
晴川阁是湖北省重点文物保护单位。位于武汉城内汉阳龟山东麓长江 边的禹功矶上。晴川阁始建于明代嘉靖年间, 其名取自唐代诗人崔颢诗句"晴川历历汉阳树"。有"楚四名楼" 之誉。因与对岸黄鹤楼隔江对峙,相映生辉,被称为"三楚胜境"。
TÌNH XUYÊN CÁC là đơn vị trọng điểm bảo vệ những vật phẩm văn hóa. Vị trí nằm ở trên bờ đá Vũ Công Cơ của sông Trường Giang, phía đông của Quy Sơn thuộc địa phận Hán Dương ở trong thành Vũ Hán. Tình Xuyên Các được bắt đầu xây dựng từ năm Gia Tĩnh triều Minh. Tên lầu được đặt theo câu thơ " Tính xuyên lịch lịch Hán Dương thọ " của Thôi Hiệu đời Đường. TXC thuộc một trong bốn lầu các nổi tiếng của đất Sở ( Sở tứ danh lâu ), vì nằm đối diện với Hoàng Hạc Lâu ở bên kia sông, nên cùng soi rọi làm đẹp cho nhau, được xưng tụng là " tam Sở thắng cảnh " ( một trong ba thắng cảnh của đất Sở ).
Bài viết của anh Đỗ Chiêu Đức
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
*Đăng nhận xét,các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ.
Chú ý:đường link hình ảnh phải đặt cuối cùng.
*Cảm ơn các bạn đã thăm và chia sẻ!