Chữ Tâm trong văn học Việt
Thái Công Tụng
1.Dẫn nhập.
Chữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị Kính, trong ca dao tục ngữ ...Chữ Tâm cũng có mặt trong các kinh Phật giáo .
Tâm ở trước các chữ như tâm thần, tâm lí, tâm cảm, tâm cảnh, tâm thức, tâm tình, tâm trí v.v.
Tâm ở sau các chữ như thiện tâm, vọng tâm, nội tâm, chân tâm, thành tâm, ác tâm, thâm tâm, nhất tâm, tà tâm v.v.
Như vậy chứng tỏ nội hàm của chữ Tâm vừa đa dạng, vừa phong phú . Tâm là cảm nghĩ, cảm xúc, cảm tưởng, cảm nhận. Đó là ý nghĩ, ý tưởng. Trong kinh Pháp Cú, ngay bài 1, đã có câu:
Tâm
vi pháp bổn
Tâm
tôn, tâm sử
Tâm
là gốc mọi pháp đời
Tâm
cao quí nhất, tâm sai khiến làm
(bản
dịch của Trần Trọng San)
2. Chân tâm và vọng tâm .Trong bài ca
dao
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ
xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông phải
xáo măng
Có xáo thì xáo nước
trong
Đừng xáo nước đục đau
lòng cò con
Bài này mượn chuyện
con cò mà ngụ ý luân lý rất cao. Con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp
đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong
sạch Nước trong là nước không vẩn đục, không ô nhiễm. Nước đục là nước ô nhiễm,
vẩn đục. Ô nhiễm đây là ô nhiễm của tâm hồn. Nước trong là chân tâm,
nước đục là vọng tâm .. Tâm có
thể là chân tâm là tâm thanh tịnh, không sinh diệt, không dao
động, thường vắng lặng . Tâm cũng có thể là vọng
tâm là tâm bị ngủ uẩn làm cho mê mờ với tham ái, dục lạc, vọng tưởng ;
các loại hình của vọng tâm là ác tâm, tâm đố
kị, tâm ngạo mạn, tâm hẹp hòi. Bài ca dao muốn nhắn gửi luôn giữ tấm lòng trong
sáng trong ứng xử
3. Chữ Tâm trong truyện Quan Âm Thị Kính.
Truyện
Quan Âm Thị Kính là một truyện Nôm, như truyện Kiều, truyện Cung Oán, truyện
Hoa Tiên, truyện Phan Trần v.v. Câu chuyện như sau: Thị Kính lấy
chồng học trò tên là Thiện Sĩ. Một đêm chồng học quá khuya, ngủ thiếp đi, vợ
ngồi khâu bên cạnh, thấy một sợi râu mọc ngược, sẵn có dao cầm tay nên toan cắt
đi. Chồng giật mình tỉnh dậy, tưởng vợ có bụng hại mình, liền hô hoán lên. Cha
mẹ chồng chạy tới, một mực gán cho Thị Kính tội mưu sát chồng. Nàng bị đuổi về
nhà cha mẹ đẻ, vì quá buồn tủi, Thị Kính bèn giả trai đến tu ở chùa được đặt
pháp danh là Kính Tâm; một
hôm có lễ Chùa, trong khách thập phương có một cô rất đẹp, tính tình lẳng lơ
tên là Thị Mầu, đem lòng say đắm chú tiểu đẹp trai Kính Tâm; nhưng Kinh Tâm vẫn
thờ ơ, Thị Mầu quyết tâm trả thù bằng cách tư thông với ngưòi
tớ trai trong nhà, đẻ ra đứa con đem lại vào chùa và phao vu là con mình với
chú tiểu Kính Tâm. Chú tiểu này cam chịu lời dèm pha và vẫn nuôi đứa bé . Ít năm sau, Kính Tâm bị bệnh rồi mất . Xem
thư tuyệt mệnh của tiểu Kính Tâm, người nhà mới biết tội mưu giết chồng là oan
ức. Khi liệm thi hài, sư, vãi trong chùa mới rõ Kính Tâm là phụ nữ. Vậy là cả
hai nỗi oan đều được tháo gỡ.
Truyện Quan Âm Thị Kính cốt
tả đức tính nhẫn nhục và lòng từ bi của bà Thị Kính (nhân vật
chính), vì đó mà sau này bà trở thành Phật Quan Âm.
Do vậy, luân lý của truyện có thể tóm lại ở câu:
Nhân sinh thành Phật dễ
đâu,
Tu thân, cứu khổ, rồi sau mới thành.
Để đắc đạo, người ta
không những phải chỉ chịu khổ hạnh, mà còn phải chịu
những oan ức bất công nữa...Như Thị Kính, oan uổng đến vậy mà chịu nhẫn, không
hề oán trách trời và số phận, chỉ lấy từ tâm mà chiến thắng
cảnh ngộ...
Chữ
rằng nhẫn nhục nhiệm hòa,
Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.
4. Chữ Tâm trong truyện thơ nôm Nhị Độ
Mai (hoa mai nở hai lần)
Truyện
Nhị Độ Mai cũng là một truyện Nôm khá phổ thông như truyện Kiều và truyện Lục
Vân Tiên . Đây là một truyện thơ phỏng theo một chuyện bên Tàu, đời nhà Đường
với nhiều nhân vật thuộc nhiều tầng lớp: vua chúa, văn thần, võ
tướng, kẻ sĩ tài danh, công tử ỷ quyền cậy thế, sư sãi, nhà chài, đặc biệt có
hình tượng nhà Nho nghĩa khí và người phụ nữ tài sắc, đức hạnh.
Nhị độ mai là một cuốn luân lý tiểu thuyết chủ ý khuyên người ta nên theo luân thường, nên giữ trọn những điều trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trong truyện, bày ra một bên là những vai trung chính, dù gặp hoạn nạn cũng không đổi lòng, sau được vẻ vang sung sướng; một bên là nhũng vai gian ác, tuy được đắc chí một thời, sau cũng phải bị tội vạ, khổ sở, để tỏ cho người đời nhận biết cái lẽ báo ứng của trời. Đặc biệt có nhân vật trong truyện đ ã toan quyên sinh nhung được nhà chùa cứu vớt:
Sư rằng: Cửa bụt thênh
thênh
Tòng quyền hãy tạm gửi
mình ở đây
Nhà chùa công việc
cũng đầy
Dẫu rằng lau án, tưới
cây cũng là
Vả trong ra dáng con
nhà,
Sẵn nghiên bút viết
một vài tờ xem
5. Chữ Tâm kia mới
bằng ba chữ Tài
Chữ Tâm ở đây bao gồm
mọi đức tính như lịch sự, hoà đồng, cởi mở, thân thiện, nhẫn nhịn, tóm
lại những điều mà ngày nay, các nhà tâm lý học gọi khi thì kỷ năng mềm (soft
skills), khi thì chỉ số cảm xúc (emotional quotient) . Thái độ ứng xử quan
trọng đến nỗi ngày nay, khi phỏngvấn xin việc, người ta
it hỏi về bằng cấp, tốt nghiệp trường nào, ở đâu (vì họ chỉ cần điện thoại cho
trường để hỏi) v.v.; họ cũng tuyệt đối không hỏi mình ở nưóc nào đến đâỵ Họ chỉ
phỏng vấn chính là để biết phong cách, thái độ, cách trình bày, cách ứng xử,
tính tình ; thực vậy, một thái độ tích cực trong công việc không những
mang lại nhiều ích lợi lớn lao cho đời sống của mỗi cá nhân, mà còn có sức lan
rộng, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người chung quanh. Khi
làm việc, cần cái Tâm như phải tập trung vào công việc, không vọng
tưởng, không vọng thức, không vọng niệm,
không vọng ngôn với các bạn đồng nghiệp, nghĩa là các thành
tố của các giá trị căn bản trong cuộc sống con người giữa nhân quần
xã hội.
Cụ Tiên Điền muốn nhắc nhủ con cháu cần
phải chú trọng trau dồi cái phần đạo đức, cái tấm lòng ngay thẳng để mà sống cho
có nhân, có nghĩa – đó là điều quan trọng cần thiết hơn nhiều so với chuyện bồi
dưỡng tài năng trí tuệ ở học đường.
Thiện căn ở tại lòng ta,Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.
Với tâm hẹp hòi, tâm ngạo mạn, tâm đố kỵ, tâm
tham lam nghĩa là ma đưa lối, qũy đưa đường thì sự giao tiếp
giữa người với người sẽ đem đến những kết quả tiêu cực.
Ngày nay, mọi công việc
đều phải có sự hợp tác của nhiều ngành học khác nhau. Thực hiện một
dự án, một công trình đòi hỏi sự điều hợp, sự phối trí nhịp nhàng giữa mọi
chuyên viên trong các lĩnh vực khác nhau, do đó con người phải tập hoà đồng với
người khác, có thái độ hoà nhã, tích cực với người chung quanh, không hung hãn
trong ứng xử giữa người với người trong xã hội .Như vậy, sự thông minh hay cảm
xúc không quyết định sự thành bại trong cuộc đời bạn, mà chính là thái
độ sống. Có thái độ tích cực, vạn sự sẽ thành.
Không nóng giận, không phát ngôn bừa bãi cũng chính
lại là những giáo lí của nhà Phật . Giáo lí nhà Phật há chẳng phải khuyên
ta giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh. “Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật
dạy rằng tam độc “tham, sân, si” là những nguyên nhân gây ra bất
hạnh và phiền não, ưu tư cho con người. Tham, sân, si có thể được tìm thấy một
cách dễ dàng nơi hành động, ngôn ngữ, và ý nghĩ của chính mình cũng như của kẻ
khác. Bất cứ ở đâu hay lúc nào, nếu tham sân si có mặt và ngự trị thì cuộc sống
riêng hay chung đều trở nên xấu xa đau khổ
Nghiệp do chính mình tạo ra và nghiệp trở lại
chi phối mình. Cũng như Nguyễn Du nói rất đúng trong Kiều
"Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa"
Tuy nghiệp đã mang vào thân rồi,
nhưng vẫn gỡ ra được, nếu chúng ta biết ăn năn sửa chữa lỗi lầm, từ nay
tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, giữ tâm ý luôn trong sạch, hướng thiện.,
chúng ta hãy mang trên thân mình toàn là nghiệp lành, hãy dệt đời chúng ta toàn
bằng nghiệp lành, nghiệp thiện trong mỗi ý nghĩ, lời nói và việc làm hằng ngày.
Và nhất định, hạnh phúc sẽ đến với chúng tả trong cả đời này và đời sau.
Chính chúng ta không phải một thần linh nào
hết quyết định đời sống chúng ta, và chúng ta quyết định nó bằng hoạt động hàng
ngày, hàng giờ, phút trong cuộc sống. Nếu tâm chúng ta hướng thiện thì chúng ta
tạo nghiệp thiện, hưởng quả báo thiện trong đời này và đời sau. Quy luật nghiệp
báo là quy luật nhân quả, giản dị, không có gì khó hiểu, không cần phải mượn
tới sức mạnh của thần linh hay sức mạnh mù quáng của số phận để giải thích.
Ý
làm chủ, ý tạo
Nếu
với ý nhiễm ô
Nói
năng hay hành động
Khổ
não bước theo sau
Như
chiếc xe theo chân con vật kéo
Nếu
với ý thanh tịnh
Nói
năng hay hành động
An
lạc bước theo sau
Như
bóng không rời hình
Thuyết nghiệp của đạo Phật không những là
khoa học và công bằng, nó còn tôn vinh trách nhiệm và giá trị con ngươi.
Nó thúc đẩy con người luôn hoàn thiện mình, sống đạo đức, có lý trí và theo lẽ
phải. Nó nâng cao giá trị con người chứ không hạ thấp giá trị con người. Nó
khích lệ con người hành động và tiến bộ. Nó không dạy con người sống tiêu cực
và yếm thế. Thuyết nghiệp của đạo Phật, nếu được lý giải đúng đắn và mọi người
hiểu thấu và thực hành sẽ đem lại bao nhiêu điều tốt đẹp cho xã hội và đất nước
chúng ta trong thiên niên kỷ mới sắp đến này. Quá khứ đã qua rồi, tương lai lại
chưa đến, mọi người chúng ta hãy tỉnh giác và có ý thức sống trong hiện tại
từng giờ, từng phút nghĩ lành, nói lành, làm lành. Đó
chính là nghiệp, là thuyết nghiệp không phải trên bình diện lý thuyết mà là
trong cuộc sống, trong thực hành.
Triết gia Mỹ William James, chắc là có chịu
ảnh hưởng của thuyết nghiệp của đạo Phật đã nói câu:
"Chúng ta đang dệt đời bằng một sợi
chỉ không tháo gỡ ra được" (Nous tissions notre vie d’un qui ne se
défera pas).
Biết cân bằng cảm xúc nếu
như mỗi người biết thông cảm, chia sẻ, biết dung hòa trong quan hệ thì không có
chuyện cự cãi dẫn đến xung đột, bạo lực. Do đó chúng ta nên biết cân bằng cảm
xúc trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, lấy tình thương, trách nhiệm và lòng
vị tha để thay thế cho sự tức giận, bốc đồng thì nhất định mọi việc sẽ được
giải quyết.
6. Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra
Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cho sư cô
Tam Hợp thốt ra như trên, ý noí mọi việc rốt ráo cũng do lòng người nghĩa là
từ chữ tâm. Ngày nay, khoa học não bộ cho ta thấy
tâm thức với buồn, vui, giận, hờn, ghét, ghen .. là từ hàng ngàn, hàng tỷ
neuron trên não đề Vài ví dụ: mắt là nhãn căn, mắt nhìn
sự vật là nhãn trần, nhưng phải nhờ nhãn thức nằm
đâu đó trên hàng tỷ neurone trên não bộ ta mới biết . Tương tự như vậy, các ngủ
quan khác như tai, lưỡi cũng thế.
Nói khác đi, tâm thức bao gồm nhàn thức,
nhĩ thức, than thức ..tác động đến suy nghĩ, do đó Nguyễn Du còn viết them :
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Khoa học về não bộ ng ày nay đang được nghi
ên cứu sâu r ộng nhờ các dụng c ụ ch ụp h ình n ão 3 chi ều, th ấy rõ gi ây
neuron trên bán cầu não chằng chịt t ác động l ên t âm th ức . Nhi ều c ăn bệnh
tâm thần như bệnh tự kỷ, b ệnh Azheimer, b ệnh Parkinson đ ều do r ối lo ạn ch
ức n ăng c ủa não bộ
Nhờ đó tâm được an nhiên tự tại, không loạn
động, dứt trừ được phiền não, gọi là: nhứt tâm bất loạn. Nhờ
công phu tu tập đó, chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề.
7. Stress hay là 4
thành tố của Stress (SUNT)
Những
gì gây stress. Để ý các chữ sau:
Sense of control: ta
có cảm tưởng như mình không kiểm soát được tình hình. Ví dụ: xe cộ ồn ào, cướp
bóc, mất ngủ thường xuyên, bụi khói mù đường, lũ lụt, cháy nhà
Unpredictability: chuyện bất thường xảy ra không tiên đoán,
không dự trù được. Ví dụ: tai nạn, mất việc, người thân chết v.v.
Novelty: cái mới
quá chưa bao giờ gặp nên phải quá sức ra làm, đâm ra mệt mỏi. Áp lực
công sở, tư sở với các mục tiêu khó đạt được
Threat to the ego:
mất tự tin thường hay dẫn đến tự ti và cảm giác bất hạnh
càng lúc càng ăn sâu vào tâm trí khiến căng thẳng lo âu càng nhiều. Ta
chỉ muốn giữ lại mối tương giao nào mà cái huyễn ngã của chúng ta được ái mộ,
chiều chuộng, vuốt ve, những hành động của ta được tung hô vạn tuế. Bằng ngược
lại, ta hờn, ta dỗi, ta hận đời đen bạc, than rằng sao người ta không hiểu
mình, rằng sao mà mình cô đơn quá, v.v ..
Căng thẳng
ảnh hưởng đến thân thể như cao huyết áp, hơi thở gấp gáp,
mất ngủ, và cũng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần như suy giảm trí
nhớ, mất tự tin..Ngày nay căng thẳng trong đời sống là nguyên nhân chính của
các bệnh; nhiều làng Thi ền với người đến tu tập trong chánh niệm
với đi thiền, ngồi thiền chính là để giữ cho thân tâm an lạc. Thiền
với quán nghĩa l à ..... , với chỉ nghĩa
là ngừng các vọng tâm, các loạn tưởng, giúp con người tỉnh thức trong hiện tại,
chánh niệm nhờ điều phục tâm qua hơi thở
Tác giả Mike George truyền cảm hứng cho hàng
chục ngàn người ở hơn ba mươi quốc gia về Nghệ thuật Thiền định giúp nhiều
người phát triển tinh thần. Sách “Cuộc hành trình từ cái đầu đến
trái tim” ông viết:
“Sống yêu thương nghĩa là chính mình
Không nên nhầm lẫn tình dục với Tình yêu
Nếu bạn biết bạn là Tình yêu
Bạn sẽ không bao giờ muốn bất cứ điều gì nữa
Bạn sẽ tự nhiên tách ra, song vẫn có sự liên hệ mật thiết với mọi vật, mọi
người.
Sẽ không còn phụ thuộc vào ai hay bất cứ điều gì
Không ai có thể làm tổn thương bạn và bạn không bao giờ có ý định gây hại người
khác.
Và bạn sẽ nắm được bí mật để sống hạnh phúc
Tình yêu là năng lượng Ánh Sáng một trái tim phi thể
chất”.
Sự bình yên không có
nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên
có nghĩa ngay chính khi ta đang trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên
tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".
Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể
quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn
lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm. Sẵn sàng quên đi là
một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc
sống.
Đối với những bậc thức giả và những ai
đã hiểu cuộc đời chỉ là tạm bợ, phù du, họ vẫn được giữ sự an vui tĩnh lặng
trong tâm hồn dù cuộc đời có thay đổi, đổi thay
“Tâm bình thì thế giới bình”. Khi ta điều khiển được
tâm ta cho không xao động, thì ta luôn luôn đạt được tình trạng thái hòa. Khi
ta điều khiển được trí óc để có tư tưởng hạnh phúc trong đầu, xã hội sẽ tránh
được rất nhiều những thảm cảnh nhiễu loạn và chính ta cũng tránh được bệnh khủng
hoảng tâm thần. Hậu quả của loạn tâm nơi chính mình thường rất tai hại cho
những người sống chung quanh Hạnh phúc là những
điều rất đỗi bình dị. Đó là cảm giác bình an khi biết bằng
lòng với hiện tại nhưng vẫn nuôi dưỡng những ước mơ của mình và theo đuổi ước
mơ đó đến tận cùng. Đó là cảm giác thư thái đến từ niềm tin và
sự can đảm đương đầu với nghịch cảnh cuộc sống. Là hiểu được cái tôi trong sâu
thẳm tâm hồn mình, biết lắng nghe tiếng nói từ trái tim và biết hy sinh cho
người khác hơn là chỉ nghĩ đến bản thân. Và sau cùng là biết sống, biết
tạo ra niềm vui và tận hưởng niềm vui trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.
8. Não bộ và thiền định
Họ tìm thú vui
tao nhã để hưởng nhàn. Xin mời các bạn hãy theo chân Nguyễn Bỉnh Khiềm để
hưởng cảnh Nhàn qua bài thơ Cảnh Nhàn dưới đây:
Cảnh Nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao
Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Nguồn: trích trong Thi Văn Hợp Tuyển)
9. Kết luận
Giữa dòng đời biến động
và cuộc sống đầy sức ép, tất cả những tội lỗi gây ra, đều
do tâm chúng ta chủ động, thì phải thành tâm mà sám hối, tự trong thâm tâm.
Từ đó, chúng ta phát nguyện không tái phạm, cho nên mỗi khi tâm tham, tâm sân,
tâm si khởi lên, chúng ta liền biết ngay, dừng lại, không làm theo sự điều
khiển, sai khiến của tham sân si, thì tội lỗi sẽ không còn tái phạm nữa.
Khi tội lỗi không còn, tâm sanh diệt cũng lặng mất, con người sống trong trạng
thái tịch tịnh, bình yên của tâm trí. Đó mới thực là sự sám hối chân
chánh.
Hiểu quy luật vạn vật và thực hành Phật pháp giúp con người buông xả và hóa
giải những năng lượng xấu như giận dữ, đố kỵ, ích kỷ để đạt cảm giác an
lạc.
Thiết nghĩ, chỉ có tình
yêu thương gồm có lòng bao dung, sự quảng đại, tính vị tha, tình lân tuất
thương yêu kẻ nghèo khó, hoạn nạn là trên hết mọi sự trên đời, vì nó giúp ta
quên được cái "NGÃ" vị kỷ thì tự khắc mình sẽ cảm thấy hạnh phúc
trong đời.
Giữ cuộc sống an bình, trong gia đình trên thuận, dưới hòa. Ngoài xã hội thì không bon chen, lừa lọc. Không lợi dụng người khác. Sống đúng trách nhiệm của mình. Đó có thể là thành quả bao nhiêu kiếp mà mỗi người đã tự rèn luyện thân, tâm, thì tự nhiên cũng đã đi trên Phật Đạo, chẳng cần phải màu mè hình tướng thêm vào đó, vì hình tướng chẳng liên quan hay giúp ích gì trong việc Tu sửa cái Tâm vậy. Hạnh phúc là gì?
Khi anh đến hai bàn tay không
Khi tôi đến đôi chân trụi trần
Ta chẳng có chút gì đeo mang
Sao bây giờ nặng gánh trần gian
Xin hãy đến cho nhau nụ cười
Xin hãy đến cho nhau tình người
Xin hãy nói yêu thương một lời
Xin hãy tốt với nhau cho đời
nở hoa
Tôi chỉ muốn cuộc đời
nở hoa
Người hạnh phúc thật sự không bao giờ phủ nhận thực tế, họ luôn đối mặt với cuộc sống, mở lòng mình để cảm nhận từng hơi thở của cuộc đời. Họ cảm nhận hạnh phúc bằng nỗi hân hoan. Họ nhìn đời bằng đôi mắt lạc quan, chấp nhận hiện tại, khám phá và hướng tới tương lai với những thái độ tích cực.
Thái
Công Tụng
Đến thăm thi đệ được đọc một luận văn về chữ Tâm khá sâu sắc và đầy đủ. Xin được cảm ơn chủ nhà và tác giả đẫ cho đọc một áng luận văn hay !
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã ghé đọc và lưu nhận xét.
XóaChúc bác thường an lạc.