Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

ĐOAN NGỌ- Thơ Như Thị/Họa:Lý Đức Quỳnh


ĐOAN NGỌ *

Tục truyền mùa Hạ tết Đoan Dương
Giờ ngọ muôn nhà tỏa khói hương
Hối hả nhà nông cùng xuống ruộng
Hân hoan trâu nghé lại ra vườn
Cầu mong dịch bệnh thôi ngoen ngoẻn
Nguyện ước rầy sâu bớt bạo cường
Bách Việt cội nguồn từ thuở trước
Mồng năm thiết lễ rạng Từ Đường

Như Thị

(*)Đoan ngọ : Tết Đoan ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc
      Thực ra Tết Đoan Ngọ có từ trước khi xảy ra câu chuyện của Khuất Nguyên, và xuất phát từ văn hóa của cộng đồng người Bách Việt cổ mà người Lạc Việt, tổ tiên của chúng ta là một bộ phận cấu thành của cộng đồng đó. Chúng ta có thể thấy được điều này từ chính tên gọi của Tết Đoan Ngọ. “Đoan” nghĩa là “nhất”, “Ngọ” được hiểu giữa trưa vì thế Tết Đoan Ngọ thường được cử hành vào giữa trưa. Nếu theo thuyết âm dương ngũ hành thì nước ta nằm ở phương Nam, vùng đất nóng nên “Ngọ” được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa và trong một ngày thì dương khí cao nhất là giờ Ngọ (thời điểm giữa ngày); trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong một năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng giữa năm, tức tháng 5). Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ, đây chính là thời điểm giữa năm vì thế trong dân gian nó còn được gọi là Tết giữa năm.  
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.(ST)

Bài Họa:

TRUYỀN THỐNG

Trưa ngày Đoan Ngọ khí thuần dương
Lễ bạc tâm thành khói tỏa hương
Ơn nghĩa đói no nhờ rẫy ruộng
Buồn vui sau trước cậy ao vườn
Mồ hôi hạt giống gieo bền bỉ
Xương máu phù sa gặt thịnh cường
Truyền thống kết tinh gìn giữ cội
Văn minh hiện đại mở mang đường…

Lý Đức Quỳnh
   7/6/2019

8 nhận xét :

  1. Thơ xướng hoạ hay.
    Chúc em luôn vui,khoẻ.

    https://1.bp.blogspot.com/-QEbThaHfmVw/XPOduUTkgHI/AAAAAAAAK6Q/rn-Kzj183pYT3OE-eU5nmW70AHjud2iQgCLcBGAs/s320/l.gif

    Trả lờiXóa
  2. Xướng họa hay, DVD thưởng thức!
    :)

    http://thuvienanhdep.net/wp-content/uploads/2016/01/tuyen-tap-hinh-anh-luy-tre-lang-xanh-mat-goi-nho-tuoi-tho-tuoi-dep-1.jpg

    Trả lờiXóa
  3. ND sang thăm thưởng thức thơ xứng hạ hay,chúc anh Quỳnh cùng gia đình trưa an nhiên ạ!
    https://www.beesona.ru/upload/400/047e1f48c46acca9a7f387904aff5dac.gif

    Trả lờiXóa
  4. Bằng lăng
    .
    Bông bằng lăng lặn vào cây
    Cành xanh cồn cào nỗi nhớ
    Như mối tình ai dang dở
    Chưa ngỏ lời yêu đã xa !
    .
    Hoa mùa hè đọng lại trong ta
    Cánh tím lao xao đùa cùng gió
    Người đi xa nhìn hoa hẳn nhớ
    Buổi chiều đi trên bến sông xưa.
    .
    Bao niềm yêu thương biết mấy cho vừa
    Lúc cùng ngắm trăng bay lên đỉnh núi
    Trăng tỏa sáng cho lòng người nhớ mãi
    Đất Tổ quê mình ngày ấy năm nào
    .
    Bẳng lăng thủy chung lòng những nao nao...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn anh NGÔ ĐỨC TÂM đã lưu lại bài thơ hay!
      Chúc Anh thảnh thơi!

      Xóa

*Đăng nhận xét,các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ.
Chú ý:đường link hình ảnh phải đặt cuối cùng.
*Cảm ơn các bạn đã thăm và chia sẻ!