Giã Biệt Cầu Khang
Đành lặng lẽ ra đi
Như khi vừa mới đến
Xa nhau biết nói gì
Cánh chim về cuối biển
Nhìn liễu vàng ven sông
Bóng hình ai hiển hiện
Trên sóng nước bềnh bồng
Con tim ôm chiều tím
Tình còn lớp rêu xanh
Vẫy tay chào miên viễn
Khang hồ ơi,sao đành
Cỏ cây đầy bịn rịn
Giấc mơ sắc cầu vồng
Vỡ tan không bờ bến
Bèo dạt tây sang đông
Mây khói hồi tan biến
Chở buồn lên thuyền con
Tìm trăng sao trò chuyện
Em có nghe tiếng lòng
Lời ru ta câm nín
Sào đẩy nhẹ thuyền trôi
Giữa không gian yên tỉnh
Giun dế cũng im hơi
Cầu Khang đầy kỷ niệm
Đành lặng lẽ ra đi
Như khi vừa mới đến
Thôi tất cả những gì
Đã một lần âu yếm
Ngô Đình Chương phỏng
dịch Khang Kiều của Từ Chí Ma*
Bản Dịch khác:
Tạm Biệt Khang Kiều
Tôi lặng lẽ ra đi
Như tôi từng lặng lẽ đến
Tôi vẫy tay nhè nhẹ
Tạm biệt áng mây phía tây
Cành liễu vàng ven sông
Như nàng dâu trong hoàng hôn
Thân hình nàng in trên mặt nước
Bồng bềnh trong trái tim tôi
Lớp rêu xanh trên mặt bùn
Mịn màng vẫy vẫy dưới đáy sông
Trong làn sóng mềm mại hồ Khang
Tôi cam lòng làm ngọn cỏ nước
Dòng sông ẩn dưới vòm cây du
Không phải dòng sông, là dải cầu vồng
Vụn tan trong lớp bèo trôi dạt
Giấc mơ như cầu vồng lắng đọng
Tìm mơ? Hãy chống một cây sào
Chèo đến lớp cỏ kia xanh hơn
Thuyền chở đầy sao sáng
Cất tiếng hát lấp lánh ánh sao
Nhưng giọng tôi không cất lên được
Âm thầm là cây sáo tạm biệt
Giun dế cũng im hẳn tiếng kêu
Trầm mặc là cầu Khang đêm nay
Tôi lặng lẽ ra đi
Cũng như tôi từng lặng lẽ đến
Tôi vẫy vẫy cánh tay áo
Không mang theo một áng mây trời
(Ngày 6 tháng 11 năm 1928)
Nguồn: Ánh nắng và màu trăng (Tản
văn và thơ Trung Quốc), Ngọc Ánh biên dịch, NXB Văn học, 2014
*Từ Chí Ma 徐志摩 (Xu Chimo, 15/1/1897-19/11/1931) là bút hiệu của Chương
Tự, người Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Sinh trưởng trong gia đình
giàu có, Chí Ma được hưởng nền giáo dục ưu tú. Sau khi tốt nghiệp đại học Bắc
Kinh. Chí Ma lưu học tại Mỹ và Anh, theo học các đại học Columbia và Cambridge,
ngành ngân hàng và kinh tế chính trị, rồi du lịch các nước Châu Âu, Châu Á, kết
thân với thi hào Tagor (người ông rất chịu ảnh hưởng). Về nước, ông giảng dạy tại
các trường đại học Thượng Hải, Bắc Kinh, cùng Hồ Thích và Lương Thực Thu sáng lập
tạp chí thơ Tân Nguyệt, đề xướng một nền văn hoá tự do. Từ Chí Ma là thi nhân
kiệt xuất của văn học Trung Quốc, là người đầu tiên khởi xướng lối thơ bạch thoại
và mở đầu cho thơ cận đại Trung Quốc, ông dung hoà luật thơ Âu Mỹ với phong
cách thơ Trung Quốc để tạo thành thể thơ trữ tình mới, ý cảnh thâm hậu, bút lực
bình đạm mà sâu xa. Thơ ông tập hợp vào "Từ Chí Ma thi tập". Ở Việt
Nam, thơ Từ Chí Ma đã được một số người dịch sang tiếng Việt, số lượng tuy còn
ít nhưng đã cho thấy một phong cách độc đáo không lẫn vào đâu được của nhà thơ
đầy tài năng này.(St trên mạng)
DVD sang thăm nhà, được thưởng thức hai bản dịch thơ của nhà thơ Từ Chí Ma hay quá!
Trả lờiXóaDVD cảm ơn và chúc anh vui khỏe, an lành! :)
http://3.bp.blogspot.com/-jQuKbQCepjs/UwmVwy8fbqI/AAAAAAAADsk/-kvERfG0mfA/s1600/Blue+Flower+Abstract+(8).jpg
Cảm ơn DVD !
XóaChúc bạn sức khỏe !
ND sang thăm thưởng thức thơ được biên dịch thật hay
Trả lờiXóahttps://img1.picmix.com/output/pic/normal/2/1/6/9/4819612_f1d28.gif
chúc anh Quỳnh cùng gia đình đêm ngon giấc!
Cảm ơn ND !
XóaChúc em luôn nhiều vui !
Bản dịch đầu nghe nó êm tai hơn anh nhỉ -bản dịch thứ hai có lẽ nó đủ nghĩa hơn
Trả lờiXóaVâng,đúng vậy.Chúng ta đã quen với âm điệu tiết tấu của các thể loại ngũ ngôn,thất ngôn,lúc bát nên bài dịch sau không êm tai lắm,nhưng nó thể hiện một phong cách thơ mới,thơ cách tân.Còn nghĩa,mình không đọc được nguyên bản nên cũng nắm rõ.
XóaCảm ơn NVT,chúc an lành nhé !