CHÂN KINH
Giải Không đệ nhất Tu Bồ Đề (*)
Hỏi Đức Như Lai cách thoát mê
Phật thuyết câu: ƯNG VÔ SỞ TRỤ
Mở ra: NHI SINH KỲ TÂM về
Trúc Lâm Hoàng Đế rời cung điện
Lục Tổ Huệ Năng vạn dặm khê
Gươm báu Kim Cương phăng tận gốc
Bao nhiêu phiền não chẳng còn phê
Kiều Mộng Hà
March.06.2025
(*) Ngài Tu Bồ Đề - một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật- Ngài chuyên về TÁNH KHÔNG, nên đương thời gọi ngài là “ Đệ nhất giải không “
Thơ Họa:
TRỢ DUYÊN
Luận sư khai triển lý tiền đề
Soi tỏ giúp đời sớm giải mê
Ảo ảnh thấy ra niềm vọng tưởng
Chân tâm trực ngộ lối đi về
Sóng cuồng xô đắm lòng tang hải
Trăng sáng chiếu ngời đáy thủy khê
Rõ biết như như dòng nước chảy
Ngọt ngào trong vị đắng cà phê
Lý Đức Quỳnh
8/3/2025
HỌC PHẬT
Phật pháp vào sâu các tựa đề
Mong cầu tĩnh tại hết lầm mê
Đường đời tránh nẻo say sưa cuốn
Lối đạo tìm nơi tỉnh thức về
Thực tập thiền môn qua lắm ải
Tu hành giác ngộ trải nhiều khê
Thân tâm gạn lọc lìa buông bỏ
Trí tuệ cao vời diệt đắm phê
Minh Thúy Thành Nội
Tháng 3/8/2025
HƯỚNG THIỆN
Tu là tâm nguyện, chẳng tiền đề
Sửa tánh, hành thiền thoát đắm mê
Buông xả sân si, lòng nhẹ nhõm
Xa rời tham hận, dạ an phê
Ngoài tai, bỏ mặc lời châm biếm
Trong trí, không ham giọng vỗ về
Khắc cốt trọn đời luôn hướng thiện
Tinh thần thoải mái tránh nhiêu khê.
Sông Thu
( 08/03/2025 )
ĐƯỜNG TU CHƠN
Phủi sạch phiền lo tịnh gốc đề,
Không màn thế sự thoát tham mê.
Bao nhiêu oán trách an nhàn bước,
Bác ái thiền tâm hạnh rước về.
Chức tước quyền uy tay sạch phủi,
An nhiên tự toại đỉnh sơn khê.
Độ trì nhân tánh quy thiền gốc,
Phật pháp lo tròn vọng hết phê.
*
Chân kinh theo sát Phật gần kề!
HỒ NGUYỄN
(08-3-2025)
BUÔNG BỎ.
Rời chốn cung son toạ gốc Đề
Giang san,danh vọng chẳng ham mê
Giai không thanh thản đời tu ngộ
Tứ hải thênh thang cõi giác về
Phật pháp cao vời,tiêu ái ố
Tâm thiền tĩnh lặng,tịnh an phê
Tuệ minh,chánh đạo trong tầm với
Buông bỏ tính tà thoát cảnh khê.
LAN.
(08/03/2025).
KINH
Học sử văn chương sách luận đề
“Sắc, không, vạn biến thoát đam mê
“Ưng Vô Sở Trụ” ai không thấu
“Sinh Ký Nhi Tâm” kẻ trở về
Tứ khổ, tam tai nghe hoạn nạn
Chân Kinh, Bồ Tát thấy nhiêu khê
Kim cương châu báu khôn phiền não
Vàng bạc nhà xe khó tự phê…(?)
MAI XUÂN THANH
Silicone Valley, March 08, 2025
CHÂN KINH
Giáo hóa Bồ đề độ chánh đề
Chân kinh giác ngộ diệt si mê
Minh tâm đoạn hoặc, tâm an tịnh
Không tánh từ bi, tánh hiện về
Ứng dụng kiến hành hòa thế tục
Bất cần khất thực ẩn sơn khê
Lăng già Bát nhã Thiền tông đạo
Phiền não tiêu trừ thật ép phê.
(Phan Thượng Hải)
3/8/25
(*) Chú thích:
Bồ đề = Bodhi (Phạn ngữ, Sanskrit) = Giác ngộ = Enlightenment, Awakening.
Thiền Tông của Phật Giáo Đại Thừa dựa trên kinh Lăng Già và Bộ kinh Bát Nhã (nhất là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh và Bát Nhã Kim Cương kinh).
Ép phê = Effet (Pháp ngữ) = Effect (Anh ngữ) = Hiệu quả.
TB. Bài viết về Tôn giả Tu Bồ Đề:
TÔN GIẢ TU BỒ ĐỀ
(Bs Phan Thượng Hải)
a) 10 Đại Đệ Tử của Phật Thích Ca
Phật Thích Ca có 10 Đệ
tử chánh (Thập Đại Đệ Tử).
Danh sách theo Bắc Phương Phật Giáo (gồm
có đa số là Đại Thừa và thiểu số là Tiểu Thừa) được phổ thông nhất:
Xá
Lợi Phất hay Xá Lị Phất = Sàriputra (Sanskrit) = Sàriputta (Pàli)
Mục
Kiền Liên hay Mục Kiện Liên = Maudgalyàna (S.) = Moggallàna (P.)
Ma
Ha Ca Diếp hay Đại Ca Diếp = Mahà-kàsyapa (S.) = Mahà-kassapa (P.)
A
Nan Đà = Ànanda (S.) = Ànanda (P.)
Ưu
Bà Li = Upàli (S.) = Upàli (P.)
A
Na Luật hay A Nậu Lâu Đà = Aniruddha (S.) = Anuruddha (P.)
La
Hầu La hay Ra Hầu La = Ràhula (S.) = Ràhula (P.)
Phú
Lâu Na = Pùrna (S.) = Punna hay Punna-mantaniputta (P.)
Tu
Bồ Đề = Subhùti (S.) = Subhùti (P.)
Ca
Chiên Chiên = Katyàyana (S.) = Kàtyàyana (P.)
Danh sách theo Nam
Phương Phật Giáo (chỉ có Tiểu Thừa) thì không có A
Nan Đà, Phú Lâu Na và Tu Bổ Đề. Thay vào đó là:
Thuần
Đà = Cunda (Pali)
Kiếp
Tân Na = Kappina (P.)
Câu
Hi La = Kotthika (P.)
Thập Đại Đệ Tử là 10
vị La Hán lãnh đạo tối cao của Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa),
chỉ dưới Phật Thích Ca (Phật Cồ Đàm). Do đó Tác giả dùng tên tiếng
Pàli của Thập Đại Đệ Tử cho thích hợp với Theravada Buddhism của Phật Giáo
Nguyên Thủy và Nam Phương Phật Giáo.
b) Subhùti (Tu Bồ Đề)
*
Subhùti dịch âm là Tu Bồ Đề và dịch nghĩa là
Thiện Hiện hay Thiện Kiến hay Thiện Cát. Vì cha của ngài phải
cầu nguyện mãi mới có 1 người con (là Subhùti) nên ông đặt tên như vậy.
Cha của Subhùti là Sumana (Cưu Lưu), em trai
của Sudatta. Sudatta là người thương gia giàu có đã hiến dâng Tịnh
xá Jetavana (Kỳ Viên) cho Phật Thích Ca và Tăng Già.
Subhùti có tánh hay nổi
giận với người hay vật khác ở chung quanh mình. Một hôm vì giận mà
đuổi theo 1 con chim ngài lạc vào rừng núi và gặp 1 ông lão. Sau
khi hỏi và biết lý do, ông lão nầy khuyên Subhùti nên tìm đến và học đạo với Phật
Thích Ca. Sau khi đến gặp và lắng nghe lời dạy của Phật Thích Ca,
ngài trở thành đệ tử của Đức Phật. Từ đó Subhùti đổi tánh, thành giác ngộ
Tánh Không Vô Ngã.
*
Subhùti nổi tiếng là bậc "Giải
Không Đệ Nhất". Giải Không là hiểu rõ cái giáo lý Không (của
Đại Thừa).
Kinh Tăng Nhất A
Hàm của Phật Giáo Nguyên Thủy (chương 13) có chép
lời của Subhùti:
Pháp
pháp tự sinh, pháp pháp tự diệt, pháp pháp tương động, pháp pháp tự tức... Pháp
pháp tương loạn, pháp pháp tự tức, pháp năng sinh pháp... Như thị nhất
thiết sở hữu, giai qui ư không: vô ngã, vô nhân, vô mệnh, vô sĩ, vô phu, vô
hình, vô tượng, vô nam, vô nữ...
(Các
pháp tự sinh, các pháp tự diệt, các pháp làm động lẫn nhau, các pháp tự nghỉ... Các
pháp làm loạn lẫn nhau, các pháp tự nghỉ, pháp sinh ra pháp... Như
thế là hết thảy cái có đều về cả cái không: không có ta, không có người, không
có mệnh, không có người hơn, không có người kém, không có hình, không có tượng,
không có trai, không có gái...)
Sách Tây Vực Ký của sư Huyền Trang thuộc Phật Giáo Đại Thừa (chương thứ 4) có chép lời
Subhùti:
Thường
nghe chư Phật nói mà biết "Chư Pháp Giai Không" (cái Không của các
Pháp), ví dụ như cái Tánh của chư Pháp là Không. Thế là lấy Tuệ nhân
mà xem Pháp Không vậy.
*
Theo Kinh Tạng của
Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa), Subhùti thường khất
thực ở chỗ người giàu có. Những Tỳ kheo khác chỉ trích
ngài:
-
Ông xin được nhiều thực phẩm từ nhà giàu, được bổ dưỡng nên mập!
Subhùti trả lời:
-
Tôi là người xuất gia xin đừng nói như vậy. Tôi không có khất thực từ
những người nghèo vì tôi không muốn thêm gánh nặng cho họ. Trong khi
người giàu có đã dư ăn nên tôi mới khất thực từ họ.
Trong khi đó Maha-kassapa (Ma
Ha Ca Diếp), 1 Đại đệ tử khác, chỉ đi khất thực từ người
nghèo. Subhùti mới hỏi thì Maha-kassapa trả lời:
-
Tôn giả Subhùti, chúng ta nhận cúng dường từ ngoài xã hội để cho Chúng sanh có
dịp làm tăng thêm đạo đức và công quả của họ. Tôi khất thực từ người
nghèo để họ có thể không bị nghèo khổ trong tương lai. Người giàu đã
giàu, tại sao tôi lại làm cho họ đầy đủ thêm nữa?
Khi Phật Thích Ca nghe như
trên thì ngài rầy mỗi bên vì sự thiên vị. Và từ đó các Tỳ kheo đều
không phân biệt giàu nghèo trong khi khất thực.
Bs PHAN THƯỢNG HẢI
biên soạn
Đây là trích đoạn của
bài “Thập Đại Đệ Tử của Phật Thích Ca” (Bs Phan Thượng Hải) đăng trong phanthuonghai.com
CHƠN TU
Tu là tự nguyện có tiêu đề
Hành giới từ tâm chẳng phải mê
Nghiêm khắc giữ mình răn thế đạo
Cầu mong ngày tháng hướng ta về
Xuôi tay đâu nắm theo tài vật
Nhắm mắt bồng bềnh biển núi khê
Chí hướng thâm sâu lời Phật dạy
Cõi đời hư ảo thiết gì phê ..
Yên Hà
9/3/2025
VÔ ĐỀ
Họa vần
Phật tọa thiền bên dưới gốc đề
Vô ngôn định huệ thoát lầm mê
Khôn dừng vướng mắc khôn quay lại
Khó bỏ buông trôi khó bước về
Bát Nhã cao thâm nhiều trắc trở
Tâm Kinh vời vợi lắm nhiêu khê
Bồ đề không có, đài gương chẳng
Bụi bám nơi nào đặng phủ phê
ThanhSong ntkp
CA.09/03/2025
CHẤP TAY ,
Chấp tay khấn nguyện bên cây đề
Những thiết tha mong gột ủ mê
Trí thẩn thờ ngày đêm mãi quẩn
Dạ bâng quơ nắng gió hoài về …
Giã từ gia quyến không do dự
Thái tử dấn thân chẳng ngại khê
Thân xác không màng chi báu vật
Mà mong trần thế tránh đời phê !
PHƯỢNG HỒNG
MƯỢN ĐẠO GIÁC MÊ.
Mượn Đạo Giác Mê đến Cội Đề, (1)
Chân Như Tâm niệm Thoát Trần mê. (2)
Bất phân Nhơn Phẩm Tiên Thiên vị .... (3)
Khả tác tùy duyên hướng Tâm về., (4)
Tu tấn Hành trì năng Đắc pháp, (5)
Đào trang Phật Mẫu dặm sơn khê. (6)
Chí Tôn Phục Nhứt Quy Tam Giáo , (7)
Đại Đạo Kỳ Ba Phát khải phê... ( .
Mỹ Nga
14/03/2025 AL.15/02/Ất Tỵ.
Chú Thích:
1/- Cội Đề: Gốc cây Bồ Đề Nơi Phật Thích Ca thành Đạo .
2/- Chân Như: chân thật không không.
3/-/-Bất phân: không phân biệt Người hay phẩm vị Thần Thánh Tiên Phật.
4/- Khả tác: : Khả năng,năng lực.
5/- Đắc Pháp : Đắc Đạo.
6/- Đào Trang Phật Mẫu: Vườn Đào Tiên của Phật Mẫu dành ban thưởng cho các con Đắc Đạo trở về bái mạng Đức CHÍ TÔN và Đức PHẬT MẪU.
7/- Dăm Sơn Khê: Vượt qua khó khăn ,thử thách, khảo đảo nhiều kiếp mới đắc thánh chánh quả.
- Phục Nhứt: Gom các Đạo lại làm một." Quy Nguyên Tam Giáo Hiệp Nhứt Ngũ Chi ."
8/- Đại Dạo Kỳ Ba: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ .
Khải Phê: phê chuẩn Khải ngộ của Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ GIÁNG ĐẠO NAM PHƯƠNG. Huyền khải Cơ Bút cho Các Vị Tiền Bối Đức Quyền Giáo Tông, Đức Cao Thương Phẩm, Đức Hộ Pháp , Đức Thượng Sanh ngộ Đạo ...Khai mở năm 1926 "15/10/Mậu Dần." ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ " Hay còn gọi là ĐẠO CAO ĐÀI . Do Đức CHÍ TÔN Khai sáng giáng Cơ Bút ,Là Giáo Chủ VÔ VI, Đức HỘ PHÁP là Giáo Chủ HỮU HÌNH.
CHÂN KINH
Nương vận họa
Đức Phật siêu thăng tại gốc đề
Cái gương nhân thế thoát u mê
Mong tìm cõi phúc mai sau đến
Muốn kiếm thiên thai mốt trở về
Thế giới nay ư nhiều trắc ẩn
Nhân sinh hiện cũng lắm nhiêu khê
Cái tôi quá nặng nên khôn giải
Mắt mở ra là khó cảm phê.
Thái Huy
Mar/17/25
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
*Đăng nhận xét,các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ.
Chú ý:đường link hình ảnh phải đặt cuối cùng.
*Cảm ơn các bạn đã thăm và chia sẻ!